Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

3 ngôi sao thị phi Cự Môn, Hóa Kỵ, Bệnh Phù


lyso24h
Hai lá số giờ Dần và giờ Ngọ đều có nhiều điểm tương đồng. Từ gia cảnh đến quá trình phát triển của Bác sỹ Tường đều thấy phù hợp. Thực tế hai lá số có cùng một bố cục tuy nhiên ở các vị trí khác nhau sinh ra con người khác nhau.


Chỉ đi vào phân tích bộ sao nào gây ra việc bác sỹ Tường hành động như vậy.
Trong Tử vi ba ngôi sao CỰ MÔN, BỆNH PHÙ và HÓA KỴ là ba ngôi sao mang nhiều ý nghĩa phức tạp trong đó có ý nghĩa về sự lo lắng có phần thái quá. Cũng là Lo lắng nhưng mỗi ngôi sao theo một hình thái khác nhau. CỰ MÔN lo lắng vì luôn ở thế sẵn sàng cho các cuộc thi phi, cự cãi. HÓA KỴ lo lắng vì sự đố kỵ, kỳ thị, khác biệt; riêng BỆNH PHÙ là sự lo lắng có tính chất xấu, thiên về lo lắng mà vô tình gây hậu quả không tốt; nhẹ nhàng cũng vô tình gây ra tai họa, thi phi, sỷ nhục cho người và cho mình. Người có BỆNH PHÙ tại Mệnh thực tế họ đâu có thoải mái. Cuộc đời dễ nhận lấy e chề, dễ bị sỷ nhục hay bị người sỷ nhục. Dù vô tình hay chủ động đều không hay cả (ở đây đa phần do vô tình)
Ta hay gặp các ngôi sao này ở những người mắc bệnh TỰ KỶ. 
- Một năm Lưu KỴ vào Mệnh Thân là một năm khó chịu, cuộc đời khó mà yên vì lo lắng, kỳ thị, ghen ghét và đố kỵ, thân phân dễ bị ghét,..
- Một năm lưu BỆNH tại Mệnh Thân ta đón nhận những ảnh hưởng xấu về bệnh lý, sự lo lắng thái quá mà sinh ra bệnh lý, dễ bị sỷ nhục, vô tình gây họa cho ngưới, cho mình,...
- Hạn đến CỰ MÔN mấy ai được yên vì cái Mồm nó hành cứ phải tranh cãi. CỰ thêm TRIỆT dù có câm miệng vẫn không thoát khỏi thị phị, CỰ KỴ như chén thuốc độc, lời nói cay độc thêm TỒN tức ngôn ngữ bất cẩn. Nếu có KHÔNG KIẾP dễ gây họa do ăn nói, CỰ KỴ TRIỆT là cách vì ghét mà loại trừ.

Bác sỹ TƯỜNG có cái hay là BỆNH PHÙ thuộc bộ SÁT PHÁ THAM nên phù hợp với ngành Y. Thực tế DIÊU Y đi với bộ SÁT PHÁ làm nghề Y hay hơn, bởi DIÊU Y có HÌNH (liên quan đến phẫu thuật) nhưng đừng có KỴ hay KHÔNG KIẾP là được. SÁT PHÁ THAM đi với BỆNH nếu xấu khó thoát khỏi việc bắt bớ.
Và Bác sỹ TƯỜNG với 2 ngôi sao BỆNH và KỴ tại Mệnh Thân đủ thấy cuộc sống cũng đâu thoải mái. Ngoài báo chí đăng tải các thông tin về vị Bác sỹ này thì có nhiều người bạn có biết về Bác sỹ TƯỜNG đều nói Bác sỹ này rất hiền và dễ gần, nhìn chung đều cho rằng Bác sỹ Tường tốt tính.
Năm nay là năm Quý Tị, Mệnh Thân bác sỹ Tường vốn có KỴ và BỆNH; năm nay lại bị hai ngôi sao này viếng thăm. Do vậy, hành động của bác Sỹ TƯỜNG thực chất là do tâm lý quá LO LẮNG, SỢ HÃI nên sinh ra HẬU QUẢ.
Vài lời ....

Bửu Đình

CỰ MÔN HOÁ KỊ:
Bộ sao nầy luôn luôn có tại Can Đinh.
Cấm Khẩu Cách. Á khẩu.
Phá cách quan trọng của CỰ MÔN. Chủ Vọng Ngôn (trong Phật giáo thuộc ngũ giới cấm)
Phú viết: “CỰ MÔN, HOÁ KỊ giai bất cát. Mệnh, Thân, Vận hạn kị tương phùng”
“CỰ Kị nên tránh đò sông. PHỤC BINH HÌNH VIỆT mắc vòng binh đao”
“TUẾ ĐÀ, CỰ KỊ phận nghèo. Một thân lên thác xuống đèo không yên”
*Thủy Tai. Một chi tiết trong Thủy Tai cần nhấn mạnh là: ‘Ta không muốn uống nước nhưng phải uống đến chết. Uống trong nỗi khiếp sợ.’. Bạn đồng ý không? Nhất trí rồi, xin đọc tiếp. Vậy thì đừng ép người khác uống rượu nhé, coi chừng họ chết vì thủy tai… là rượu. Và CỰ KỴ còn là cách chết vì sự thị phi nghi kỵ của người đời, khiến người ta tự sát mà chết. Vậy kết luận chết vì nước… bọt. Điều đáng nói kẻ giết người bằng nước bọt tâm tư rất thanh thản.
Thị Phi Cách. CỰ MÔN chủ phản đối, HÓA KỴ chủ cấm. Phản đối bị cấm tạo thành thế uất hận, càng phản đối bao nhiêu càng dễ bị nghi kỵ, ghét bỏ bấy nhiêu. Và trong lòng kẻ CỰ KỴ đầy rẫy mối nghi ngờ lại càng phản đối, rất luẩn quẩn. Trong thành ngữ có câu ‘Con ếch chết vì tiêng kêu’. Cá biệt cách CỰ KỴ có VIỆT TUẾ như bị á khẩu vì bị cấm nói.
* Chủ: Cấm sờ mó. Như cấm sờ mó vào hiện vật.
* Sợ hãi chẳng ngờ. Cả hai sao đều chủ sợ hãi.
* Chủ Ly Kỳ. Như những câu chuyện ly kỳ, không lường trước được nhất là khi có CƠ, KHÔI, LƯƠNG, CÔ QUẢ.
* Tối kỵ gặp thêm ĐÀ. "CỰ MÔN phùng ĐÀ KỊ tối hung”.
Đây là bộ sao KỴ bộ KỴ DIÊU Y.
Nếu tình huống có sao thủ MỆNH ái mộ KỴ mới chịu đựng nổi.

Vì vậy có câu:“Cự môn hóa kỵ gia bất cát, mệnh thân vân hạn kỵ tương phùng”. Cự môn chủ phản đối, hóa kỵ chủ cấm, phản đối bị cấm tạo thành thế uất hận, mọi sự phản đối đều bị cấm đoán, có miệng mà không dám nói. Càng phản đối bao nhiêu càng dễ bị nghi kỵ, ghét bỏ bấy nhiêu, và trong lòng kẻ cự kỵ đầy rẫy mối nghi ngờ lại càng phản đối. Khi phản đối, tranh cãi, cự cãi, đỉnh cao nhất là từ cãi nhau bất ngờ đưa đến sự sợ hãi chẳng ngờ. Từ xa cách đến ngăn cách, từ tạm biệt đến ly biệt, cự kỵ là càng cãi càng văng họa ra, đã cấm phản đối mà sao cứ cãi hoài như vậy ai mà chịu nổi.
Ta có cự môn lại cực kỳ kỵ bộ cáo phụ đó là cách đảo lộn luân thường đạo lý, nhỏ hỗn với người lớn, con dễ hỗn với cha mẹ, vợ hỗn với chồng. Mình hay cự cãi, phản đối dễ sinh chuyện, như vậy sau lại dễ gặp kẻ ít tuổi hơn mình nó dám hỗn lại mình…
 Cự môn bệnh phù đồng cung với sao này thường hay sinh thêm lòng lo lắng, không việc cũng lo, dễ mắc sai lầm do cái không đáng phản đối lại phản đối dễ mua lấy tủi nhục. Mệnh không có hóa nào khó thành công lớn, có lộc tồn nên dễ được hưởng lộc của cha hay mẹ để lại, ngoài ra hay gặp may mắn về tiền bạc

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Tật ách cung nhàn đàm


Nguồn Trung Châu Tử Vi Đẩu Số-Tam Hợp phái

"Tam phương tứ chính" của cung tật ách là cung phụ mẫu, cung huynh đệ và cung điền trạch. Tổ hợp tinh hệ này là do trong chế độ gia đình, bệnh tật rất dễ lây nhiễm, thêm vào đó, ở xã hội phong kiến cổ đại, thành viên của gia tộc mà phạm tội thường thường có thể liên luỵ đến người thân, vì vậy tổ hợp tam phương tứ chính này có một ý nghĩa đặc thù.


Hoàn cảnh xã hội hiện tại tuy đã biến đổi, nhưng cung tật ách hợp với cung phụ mẫu dùng để xem bệnh di truyền, và hội hợp với cung điền trạch để xem trạng thái sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. Thậm chí quan sát tinh hệ ở các cung hội hợp với cung huynh đệ để xem đời người có hung ách hay không, theo kinh nghiệm của Vương Đình Chi vẫn hữu hiệu.

Cung tật ách chủ về bệnh tật và tai ách, nhưng liên quan đến vấn đề có tai ách xảy ra hay không, cung tật ách thực ra chỉ có thể dùng để tham khảo. Bởi vì khi luận đoán tai ách thường thường phải phối hợp thêm tổ hợp của cung mệnh, hơn là dùng trực tiếp tinh hệ của cung tật ách, còn đối với việc luận đoán bệnh tật thì nên xem xét cả tinh hệ của cung mệnh lẫn tinh hệ của cung tật ách, hai cung đều quan trọng ngang nhau. Ví dụ "Liêm trinh, Thất Sát" thông thường chủ về bệnh đường hô hấp, nếu cung tật ách gặp nó, đương nhiên là có ý nghĩa này, nhưng nếu cung tật ách gặp sao ác, mà cung mệnh là "Liêm trinh, Thất Sát", thì cũng chủ về bệnh đường hô hấp.

Có lúc thậm chí phải lấy tinh hệ của cung mệnh và tinh hệ của cung tật ách phối hợp lại để luận đoán một loại bệnh tật. Ví dụ như cung tật ách gặp "Liêm Trinh, Thất Sát", có sát tinh hội chiếu, cung mệnh gặp Hồng Loan và Thiên Hỉ, theo Vương Đình Chi, có thể phát hen suyễn, hoặc tạm thời không phát tán, đến khi cung mệnh của đại hạn hoặc lưu niên gặp Hồng Loan, Thiên Hỉ, lại có thêm lưu sát tinh xung hội thì mới phát bệnh.

Từ ví dụ kể trên có thể biết, dựa vào các sao để luận đoán tật bệnh là rất khó. Tiết này trình bày một số kinh nghiệm bí truyền và nghiên cứu của Vương Đình Chi về tính chất các tinh hệ trong vấn đề bệnh tật và tai ách, nhưng bạn đọc vẫn nên vận dụng một cách linh hoạt, không được câu nệ. Có lúc phải mang các sao của cung mệnh và cung tật ách cùng với các sao hội hợp ở tam phương tứ chính ra đồng thời tham chiếu, thậm chí còn phải mang "lưu diệu" của đại hạn và lưu niên ra phối hợp để luận đoán, mới có thể chính xác.

Ví dụ trường hợp xem bệnh ung thư mũi họng, tinh hệ chủ yếu vẫn là "Liêm Trinh, Thất Sát", hành vận đến cung hạn Thiên Đồng và Cự Môn đối nhau, nếu đại hạn có các sao sát tinh, kỵ cùng chiếu, mà còn gặp Long Trì đồng độ hoặc xung chiếu cung mệnh, còn "Liêm Trinh, Thất Sát" lại hội hợp với Hoả Tinh, Linh Tinh hoặc Thiên Hình, thì trong đại hạn này sẽ phát bệnh.

Lấy trường hợp trên làm ví dụ, bạn đọc có thể thấy được phần nào phép luận đoán tật bệnh.

Dùng Đẩu Số luận đoán tật bệnh, hoàn toàn lấy nguyên lý ngũ hành âm dương của Đông y làm căn cứ, cho nên rất khó luận đoán kết hợp với tên gọi các bệnh theo y học hiện đại. Dưới đây xin trình bày một số nghiên cứu đối chiếu của Vương Đình Chi.

Liên quan đến tri thức về nguyên lý ngũ hành sinh khắc và ngũ tạng lục phủ, xin giới thiệu như sau:

"Tâm" (tim) thuộc hoả, "tiểu trường" (ruột non) cũng thuộc hoả; hoả cũng là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh; ở ngũ quan là lưỡi.

"Can" (gan) thuộc mộc, "đảm" (mật) cũng thuộc mộc; mộc cũng là hệ nội tiết; ở ngũ quan là mắt.

"Tì" (tuyến tuỵ, lá lách) thuộc thổ, "vị" (dạ dày) cũng thuộc thổ; thổ cũng là hệ tiêu hoá; ở ngũ quan là miệng.

"Phế" (phổi) thuộc kim, "đại trường" (ruột già) cũng thuộc kim; kim cũng là hệ hô hấp; ở ngũ quan là mũi.

"Thận" thuộc thuỷ, bàng quang cũng thuộc thuỷ; thuỷ cũng là hệ thống bài tiết và cơ quan sinh dục; ở ngũ quan là tai.

Căn cứ ngũ hành sở thuộc này, đương nhiên có thể biết bệnh ở đâu, như gặp Vũ Khúc ở cung tật ách, có sát tinh, vì Vũ Khúc thuộc âm kim, chủ về âm kim bị tổn thương, cho nên bệnh ở phế hoặc đại trường; nhưng vì cớ kim khắc mộc, nếu Vũ KHúc hội hợp với các sao quá mạnh, như Hoá Lộc, Hoá Quyền, Hoá Khoa và các sao cát, thì kim thịnh sẽ làm tổn thương mộc, có khả năng gan, mật, mắt sẽ mắc bệnh, do đó cũng có thể bị mắt vàng, viêm gan, v.v... Nếu cung mệnh gặp các sao sát, hình, kỵ thì có thể căn cứ vào đây mà suy ra để định.

Căn cứ nguyên lý ngũ hành tương khắc, có thể biết một số quy luật cơ bản để xem về tật bệnh:

Hoả bị thuỷ khắc, thuỷ quá mạnh, chủ về các bệnh ở tim và ruột non, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh, hoặc đầu lưỡi và khoang miệng.

Mộc bị kim khắc, kim quá mạnh, chủ về các bệnh ở gan mật, hệ nội tiết, hoặc mắt.

Thổ bị mộc khắc, mộc quá mạnh, chủ về các bệnh ở dạ dày, tuyếb tuỵ, hệ tiêu hoá, hoặc khoang miệng.

Kim bị hoả khắc, hoả quá mạnh, chủ về các bệnh ở phổi và ruột già, hệ hô hấp, hoặc xoang mũi, khí quản.

Thuỷ bị thổ khắc, thổ quá mạnh, chủ về các bệnh ở thận và bàng quang, hệ bài tiết, hoặc khoang tai trong, tai ngoài.

Ngoài ra còn có thuyết "Mẹ nuông chìu quá thì con hư" (mẫu từ diệt tử), như hoả quá thịnh, hoả tuy sinh thổ, nhưng sinh thái quá thì trái lại sẽ làm thổ bệnh. Vì vậy, căn cứ vào thuyết này lại có thể định ra một số nguyên tắc như sau:

Hoả được mộc sinh, sinh thái quá thì hoả bệnh, như bệnh tim.

Mộc được thuỷ sinh, sinh thái quá thì mộc bệnh, như bệnh gan.

Thổ được hoả sinh, sinh thái quá thì thổ bệnh, như bệnh dạ dày.

Kim được thổ sinh, sinh thái quá thì kim bệnh, như bệnh phổi.

Thuỷ được kim sinh, sinh thái quá thì thuỷ bệnh, như bệnh thận.

Do đó, có thể thấy, dựa vào các sao để luận đoán tật bệnh là rất khó khăn, đòi hỏi phải có một số kinh nghiệm. Nhưng có một nguyên tắc chung là, gặp các sao ở cung tật ách trước tiên phải xét về âm dương ngũ hành của nó, như kim yếu, thì trước tiên phải nghi là kim bị bệnh; nếu kim mạnh thì phải nghi hành nó khắc là mộc bị bệnh; nếu sao kim quá mạnh thì phải nghi thuỷ bị bệnh.

Dưới đây xin liệt kê một số chứng bệnh chủ yếu của các sao theo nguyên lý âm dương ngũ hành để bạn đọc tham khảo.

Tử Vi là âm thổ, chủ về bệnh tì vị (dạ dày, tuyến tuỵ), bệnh cơ quan tiêu hoá.

Thiên Cơ là âm mộc, chủ về bệnh gan mật (can, đảm), bệnh hệ nội tiết.

Thái Dương là dương hoả, chủ về bệnh tim (tâm), mắt, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

Vũ Khúc là âm kim, chủ về bệnh phổi, khí quản, hệ hô hấp.

Thiên Đồng là dương thuỷ, chủ về bệnh bàng quang, hệ bài tiết.

Liêm trinh là âm hoả, chủ về bệnh tâm hoả, phụ khoa, hệ tuần hoàn.

Thiên Phủ là dương thổ, chủ về bệnh dạ dày, khoang miệng.

Thái Âm là âm thuỷ, chủ về bệnh âm hư, thận, hệ cơ quan sinh dục.

Tham Lang là dương mộc, chủ về gan mật, hệ nội tiết.

Cợ Môn là âm thổ, chủ về bệnh tuyến tuỵ (tì).

Thiên Tướng là dương thuỷ, chủ về bệnh ở mật, hoặc bệnh hệ bài tiết.

Thiên Lương là dương thổ, chủ về bệnh dạ dày, tuyến vú.

Thất Sát là âm kim, chủ về bệnh hệ hô hấp.

Phá Quân là âm thuỷ, chủ về bệnh âm hư và hê cơ quan sinh dục.

Tả Phụ là dương thổ, chủ về bệnh thống phong (gout).

Hữu Bật là âm thuỷ, chủ về bệnh thận yếu.

Văn Xương là dương kim, chủ về bệnh đại trường và tam tiêu.

Văn Khúc là âm thuỷ, chủ về bệnh ban đỏ, đường sinh dục.

Thiên Khôi là dương hoả, chủ về bệnh ở kinh dương minh.

Thiên Việt là âm hoả, chủ về bệnh viêm.

Lộc Tồn là âm thổ, chủ về bệnh tì vị.

Thiên Mã là dương hoả, chủ về bệnh dịch, huyết không nuôi được gân (cân), thấp hoả lưu ở gân (cân).

Kình Dương là dương kim, chủ về bệnh đại trường, bị côn trùng cắn, ngoại thương.

Đà La là âm kim, chủ về bệnh phổi, ngoại thương.

Hoả Tinh là dương hoả, chủ về bệnh thấp hoả, vết thương làm độc, u nhọt.

Linh Tinh là âm hoả, chủ về bệnh hư hoả bốc lên.

Địa Không là âm hoả, chủ về bệnh huyết hư, huyết áp thấp.

Địa Kiếp là dương hoả, chủ về đau dạ dày.

Hoá Lộc là âm thổ, chủ về bệnh tì vị.

Hoá Quyền là dương mộc, chủ về bệnh gan mật, hệ nội tiết.

Hoá Khoa là dương thuỷ, chủ về bệnh thận hư.

Hoá Kỵ là dương thuỷ, chủ về bệnh hệ cơ quan sinh dục, cũng chủ về chứng sưng tuyến tuỵ, chứng "khí phận bất hành".

Thiên Thương là dương thuỷ, chủ về bệnh di tinh, bệnh lao.

Thiên Sứ là âm thuỷ, chủ về bệnh rối loạn nhịp tim, bệnh phụ khoa.

Thiên Hình là dương hoả, chủ về bệnh tim, còn chủ về bệnh dịch, ngoại thương.

Thiên Diêu là âm thuỷ, chủ về bệnh âm hư, bệnh bàng quang, bệnh hệ cơ quan sinh dục.

Thiên Khốc là dương kim, chủ về bệnh lao, ho dai dẳng.

Thiên Hư là âm thổ, chủ về bệnh hư tổn, phụ nữ âm hư.

Hồng Loan là âm thuỷ, chủ về bệnh thận hàn, thận hư, bệnh kín của phụ nữ.

Thiên Hỉ là dương thuỷ, chủ về bệnh thận, bệnh tử cung.

Tam Thai là dương thổ, chủ về bệnh rối loạn tiêu hoá, mụn trứng cá.

Bát Toạ là âm thổ, chủ về vì dinh dưỡng quá dư dẫn đến các bệnh béo phì, mỡ máu cao.

Long Trì là dương thuỷ, chủ về bệnh ở tai, tai điếc, tai ù.

Phượng Các là dương thổ, chủ về bệnh tàn nhang, bệnh béo phì.

Thiên Tài là âm mộc, chủ về bệnh nội tiết.

Thiên Thọ là dương thổ, chủ về bệnh cơ quan tiêu hoá.

Thiên Quan là dương thổ, chủ về bệnh ngoài da, bệnh thấp khí, rối loạn tiêu hoá.

Thiên Phúc là dương thổ, chủ về bệnh tì vị.

Ân Quang là dương hoả, chủ về bệnh kinh dương minh, hư hoả.

Thiên Quý là dương thổ, chủ về bệnh tì vị, rối loạn tiêu hoá.

Thai Phụ là dương thổ, chủ về bệnh tì vị.

Phong Cáo là âm thổ, chủ về bệnh đường ăn uống.

Cô Thần là dương hoả, chủ về bệnh nhiệt, huyết áp cao.

Quả Tú là âm hoả, chủ về chứng phong.

Dùng Đẩu Số để luận đoán bệnh tật, tai ách, không thể chỉ dùng cung tật ách của nguyên cục, mà phải tiến hành xem xét cung tật ách của từng đại hạn mới có thể suy ra để luận đoán các bệnh tật chủ yếu trong cuộc đời của mệnh tạo. Có lúc còn phải xem xét cung tật ách của lưu niên, mới có thể đoán được sự phát triển của bệnh tình. Muốn luận đoán Đẩu Số cần phải thoát ra khỏi giới hạn của 12 cung mới có cái nhìn toàn diện và chính xác, lúc luận đoán cung tật ách càng cần như vậy hơn. Nếu chỉ căn cứ cung tật ách của nguyên cục để luận đoán, tuy có thể suy ra một số đặc trưng cơ bản về thể chất, nhưng lại dễ bỏ sót ứng nghiệm tật ách ở đại vận và lưu niên.

Cho nên, muốn biết mệnh tạo có mắc bệnh gì nặng trong cuộc đời không, có bị phẫu thuật không, có bị chứng gì nguy hiểm không, thì cần phải quan sát tinh bàn một cách xuyên suốt, bao gồm cả các cung hạn. Bất luận cung tật ách của nguyên cục ở cung độ nào, chỉ cần tìm ra nhóm "sao bệnh" thì chú ý ngay. Sau đó xem nhóm "sao bệnh" này bị các sao sát, kỵ, hình, hao xung hội ở đại vận nào, hay lưu niên nào, mà còn rơi vào cung tật ách, cung mệnh, hay cung phúc đức của đại vận hoặc lưu niên, đều có thể xem đó là thời kỳ ứng nghiệm.

1. Tử Vi ở cung tật ách

Tử Vi thuộc thổ, chủ về âm phận, cho nên ở tạng phủ là chủ về tì (tuyến tuỵ). Cơ thể con người hấp thu dinh dưỡng là nhờ tỳ thổ làm việc, cho nên quan sát tình hình của Tử Vi ở cung tật ách có thể biết được tình trạnh hấp thu dinh dưỡng. Nếu Tử Vi là "tại dã cô quân" hay là "cô quân", đều chủ về vì tì thổ yếu khiến cho huyết khí đều thiếu.

Tử Vi gặp các sao hư, hao, Văn Xương, Văn Khúc, thì bệnh do tì thổ gây ảnh hưởng đến trường vị (đường tiêu hoá), biểu trưng là ói mửa, tiêu chảy; nhẹ thì khí trướng, khó chịu trong ngực, gặp Địa Không, Địa Kiếp là lói tim và khó thở.

Nếu Tử Vi gặp các sao phụ, tá trùng trùng, thì cần đề phòng tì thổ khí quá mạnh, hấp thu quá nhiều dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tâm và thận. Tâm thuộc hoả, hoả bị thổ mạnh làm tiết khí; thận thuộc thuỷ, thuỷ bị thổ mạnh khắc, khiến mất quân bình, dễ bị bệnh tâm thận bất hoà; bản thân tì thổ khí quá mạnh, cũng chủ về bệnh dạ dày.

Tử Vi có các sao đào hoa đồng độ, hoặc được các sao đào hoa triều củng, chủ về sắc dục, cũng chủ về bệnh kín của phụ nữ. Nếu trong tinh bàn có các sao mắc bệnh thận hội hợp, thì có thể đoán vì sắc dục mà gây nên hư tổn.

Trong các tinh hệ Tử Vi, tổ hợp "Tử Vi, Tham Lang" là chủ về sắc dục; gặp các sao phụ, tá, cũng không giảm nhẹ đặc trưng này. Cho nên, nếu gặp sát tinh thì chủ về bệnh thận. Luận về ngũ hành, do Tham Lang thuộc dương mộc, còn thuộc thuỷ, mộc làm thuỷ bị tiết khí, mà Tử Vi thổ đến khắc thuỷ, bị khắc và tiết khí trùng trùng, vì vậy chủ về có bệnh.

"Tử Vi, Phá Quân" cũng có khuynh hướng mắc bệnh thận, Phá Quân thuộc thuỷ, đồng độ với Tử Vi, không bị thổ khắc. Nhưng khác với tính chất của "Tử Vi, Tham Lang"; do Tham Lang mộc, có thể gây ra chứng can dương thượng kháng, căn nguyên là vì sắc dục, chủ về bệnh thận hư tổn. "Tử Vi, Phá Quân" là thổ thuỷ tương khắc, vì vậy chủ về bệnh kín ở đường kinh thận, nhất là nữ mệnh chủ về bệnh kín phụ khoa.

Nếu "Tử Vi, Phá Quân" gặp sao đào hoa và sát tinh, đây là bệnh về tính dục, cũng chủ về sẹo ngoài da; không có sao đào hoa, là tì thổ bị thấp mà gây ra bệnh ngoài da.

Tổ hợp "Tử Vi, Thiên Phủ", hai chủ tinh đều thuộc thổ đồng độ, vì vậy chủ về bệnh đường tiêu hoá (tì, vị, trường); được "trăm quan đứng chầu", thì tì thổ quá nặng, gặp sao đào hoa, hư, hao, thì cũng chủ về sắc dục.

Nếu "Tử Vi, Thiên Phủ" đồng độ hoặc đối xung với Hoả Tinh, Linh Tinh; còn gặp Vũ Khúc Hoá Kị đến hội, đây là bệnh loét đường tiêu hoá, hay đường tiêu hoá có khối u; nếu gặp thêm các tạp diệu Thiên Nguyệt, Thiên Hư, Âm Sát, thì có khuynh hướng phát triển thành bệnh ung thư.

Tổ hợp "Tử Vi, Thiên Tướng", do Thiên Tướng thuộc thuỷ, nên chủ về tiểu đường, sỏi thận, sỏi bàng quang, tức bệnh tật ở hệ thống "thuỷ đạo". Gặp Địa Không, Địa Kiếp, có thể là bệnh tuyến tiền liệt. Gặp Hoả Tinh, Linh Tinh, đây là tì thổ bị thấp, phát triển thành dị ứng da, như nổi mề đay.

Nếu "Tử Vi, Thiên Tướng" hội Vũ Khúc Hoá Kỵ, đây là điềm tượng phải phẩu thuật, đặc biệt chủ về mỗ thận; nhưng có lúc lại là điềm tượng ung thư xương, cần phải xem xét kỹ các tạp diệu mà định. Hễ gặp các tạp diệu Thiên Đức, Âm Sát, Thiên Hình, Thiên Hư, Đại Hao, Thiên Nguyệt, Kiếp Sát, đều có thể là bệnh ung thư.

"Tử Vi, Thất Sát" chủ về tì thổ không nuôi dưỡng phế kim, cho nên chủ về việc thu nạp dinh dưỡng không tốt, ảnh hưởng đến phế tạng hoặc hệ hô hấp. Nhưng phế và đại trường có quan hệ biểu lý, cho nên cũng có thể phát triển thành bệnh đường ruột (đại trường).

"Tử Vi, Thất Sát" gặp Vũ Khúc Hoá Kỵ, nên đề phòng bị thương té ngã; gặp Liêm Trinh Hoá Kỵ, là huyết chứng, hoặc là sự cố bất trắc có chảy máu. Nếu sao đào hoa trùng trùng, mà Liêm Trinh Hoá Kỵ, đây là bệnh về tính dục, hoặc bệnh về máu mủ.

"Tử Vi, Thất Sát" gặp sát tinh, chủ về do vị thu nạp dinh dưỡng quá mạnh nên gây ra bệnh trường vị (bệnh đường tiêu hoá). "Tử Vi, Thất Sát" có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, thì đây là chứng loét.

Hễ tinh hệ Tử Vi có Kình Dương đồng độ, lại gặp Thiên Hình, đều chủ về phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu. Tinh hệ Tử Vi đồng độ với Kình Dương, chủ về bao quy đầu quá dài; nữ mệnh chủ về bệnh kín âm lãnh.

2. Thiên Cơ ở cung tật ách

Thiên Cơ thuộc mộc, chủ về tạng can (gan), còn chủ về tứ chi, nhất là các ngón tay, ngón chân (đây là lấy nhánh, cành cây ví với tay chân). Cho nên Thiên Cơ lạc hãm, lại gặp sát tinh, thì chủ về tay chân bị thương. Nếu nhập miếu mà gặp sát tinh, thì phần nhiều chủ về bệnh gan.

Can mộc có thể khắc tì thổ, cho nên khi Thiên Cơ quá vượng (như Hoá Lộc, Hoá Quyền, Hoá Khoa), sẽ chủ về can dương thượng kháng, dẫn đến vị thu nạp dinh dưỡng không tốt.

Thiên Cơ thủ cung tật ách, cũng chủ về lúc bé bị bệnh kinh phong. Thiên Cơ gặp các sao sát, kỵ trùng trùng, sẽ chủ về lúc bé bệnh tật. Nếu Thiên Cơ lạc hãm, sẽ chủ về bị thương, nhất là tay chân.

Thiên Cơ nhập miếu gặp Tả Phụ, Hữu Bật, có lúc ứng là ngón đôi (bàn tay hay bàn chân có sáu ngón).

Nữ mệnh Thiên Cơ thủ cung tật ách, có các sao đào hoa đồng độ, chủ về chứng âm hư, cũng chủ về chứng lệch tử cung, kinh nguyệt không điều hoà, có lúc vì vậy mà dẫn đến vô sinh.

Nam mệnh Thiên Cơ thủ cung tật ách, có các sao đào hoa đồng độ, đây là điềm tượng thật thuỷ và can mộc mất điều hoà, dẫn đến tâm thận bất giao, nói theo y học hiện đại, có thể coi là rối loạn nội tiết, do đó gây ra các chứng hư tổn.

Thiên Cơ còn chủ về lo toan nghĩ ngợi, cho nên, nếu Hoá Kỵ, hoặc có Thiên Đồng Hoá Kỵ vây chiếu hay hội hợp, sẽ chủ về suy nhược thần kinh, cũng chủ về can dương thượng kháng.

“Thiên Cơ, Thái Âm”, nếu Thái Âm lạc hãm, đây là điềm tượng thận thuỷ không đủ để dưỡng can mộc, cho nên dễ có biểu hiện bệnh hệ thần kinh, nữ mệnh còn chủ về rối loạn nội tiết.

Nếu Thiên Cơ gặp Thái Âm đồng độ hoặc vây chiếu, mà Thiên Cơ và Thái Âm đều lạc hãm, đây là điềm tượng “hư” không được “bổ”. Gặp sát tinh, đây là điềm tượng tiên thiên bất túc, âm phận và dương phận đều hư tổn, chủ về các chứng nhược, hoặc ám tật, bệnh kín.

“Thiên Cơ, Cự Môn” thủ cung tật ách, Cự Môn chủ về hệ tiêu hoá, bị can mộc khắc, thành can vị bất hoà, biểu hiện là đau bụng, khó chịu trong ngực, bụng trướng. Cự Môn Hoá Kỵ thì càng nặng; nếu sát tinh nặng, đây là thòng dạ dày (sa bao tử), đau thần kinh dạ dày. Có các sao sát, kị lẫn lộn, sẽ chủ về đau trường vị (đau bụng gió), kiết lỵ.

Tổ hợp “Thiên Cơ, Thiên Lương” gặp Kình Dương, Đà La, Thiên Hình, là điềm tượng viêm ruột thừa. gặp Hoả Tinh, Linh Tinh, mà Thiên Cơ Hoá Kỵ thì chủ về đau thần kinh dạ dày, hoặc loét dạ dày; nếu thêm các tạp diệu không cát tường, có thể phát triển thành ung thư dạ dày; nữ mệnh cũng chủ về ung thư vú. “Thiên Cơ, Thiên Lương” gặp các sao sát, kỵ, mà có các sao đào hoa, Văn Xương, Văn Khúc tụ tập, lại gặp thêm các tạp diệu hư, hao, hình, nguyệt, nữ mệnh là ung thư tử cung, nhẹ cũng chủ về bệnh tử cung.

Hễ Thiên Cơ thủ cung tật ách, đều không ưa Kình Dương, Thiên Hình đồng độ, chủ về phẫu thuật dạ dày hay đường ruột; nếu có Phỉ Liêm, Thiên Nguyệt đồng độ, thì đây là điềm tượng trùng sán, thường có khuynh hướng gan nhiễm ấu trùng (Clonorchiasis), lúc đồng độ với Thiên Lương càng dễ ứng nghiệm.

Tổ hợp “Thiên Cơ, Thiên Lương”, đối với nữ mệnh lại chủ về dễ sinh thiếu tháng, sinh khó; có Hoả Tinh, Thiên Mã đồng độ thì càng đúng.

Nếu “Thiên Cơ, Thiên Lương” hội hợp với Thái Âm Hoá Kỵ, Thiên Cơ ắt sẽ Hoá Lộc, Thiên Lương cũng sẽ đồng thời Hoá Quyền, những sao cát hoá này không đủ sức hoá giải bệnh tật. Do Thái Âm Hoá Kỵ, nên thường biểu hiện chứng âm hư dương kháng, ở tuổi vãn niên, biểu hiện là thị lực và thính giác đều suy thoái, còn dễ trúng phong, dẫn đến bại liệt tay chân.

3. Thái Dương ở cung tật ách

Thái Dương thuộc hoả, là kinh Dương Minh, cho nên lúc Thái Dương nhập miếu sẽ chủ về kinh Dương Minh hoả thịnh, dễ choáng ngất, đau đầu kinh niên, đây là chứng huyết áp cao.

Thái Dương là thuộc Ly hoả, cho nên còn chủ về mắt. Hễ Thái Dương thủ cung tật ách, ắt sẽ có bệnh tật ở mắt, như cận thị, loạn thị, loà mắt,v.v…Thái Dương thủ cung tật ách rất kỵ ở cung Ngọ, vì ánh sáng của thái dương quá thịnh; cũng không ưa ở cung Tuất, ngại mặt trời đã lặn về tây, đều chủ về bệnh tật ở mắt. Thái Dương thủ cung tật ách gặp sát tinh, thường chủ động phẫu thuật ở bộ phận mắt; gặp các sao sát, kỵ trùng trùng, lại còn có các sao Thiên Hình, Thiên Nguyệt, Địa Không, Địa Kiếp, Phục Binh, Phỉ Liêm hội hợp, thường chủ về mù loà; đặc biệt rất kỵ hội hợp với Văn Xương, Văn Khúc Hoá Kỵ.

Kinh Dương Minh hoả thịnh sẽ ảnh hưởng đến kinh phế và kinh đại trường, cho nên chủ về bệnh đường hô hấp, hoặc đại tiện táo kết (táo bón), từ đó có thể dẫn đến bệnh trĩ, đại tiện ra máu. Có Đà La đồng độ, phần nhiều chủ về bệnh ở kinh phế, có Kình Dương đồng độ thì chủ về bệnh ở đại trường. Theo lý luận của Đông y, phế và đại trường có quan hệ biểu lý, cho nên có liên quan đến hai cơ quan này, nhưng cũng có sự phân biệt.

Tinh hệ “Thái Dương, Thái Âm” ở cung Mùi và cung Thìn, chủ về kinh Dương Minh hoả thịnh mà âm phận không đủ. Tinh hệ “Thái Dương, Thái Âm” ở cung Sửu và cung Tuất, phần nhiều chủ về chứng hư dương thượng kháng. Trường hợp trước là rối loạn nội tiết, trường hợp sau là đau đầu kinh niên hoặc thiên đầu thống. Rất kỵ Thái Dương Hoá Kỵ hoặc Thái Âm Hoá Kỵ, đều chủ về bệnh mắt, tật ở mắt, hoặc ở kinh can (gan) và đảm (mật).

Nếu “Thái Dương, Thái Âm” đồng cung với Địa Không, Địa Kiếp, gặp sát tinh chiếu, còn hội Thiên Hình, Thiên Thương, chủ về gù lưng, sát tinh nhẹ thì lưng khòm, cũng chủ về bệnh uốn ván.

Bốn sao Thái Dương, Thái Âm, Văn Xương, Văn Khúc giao hội, mà Văn Xương, Văn Khúc có một sao hoá làm sao kỵ, cũng chủ về bệnh tật ở mắt.

Nếu bốn sao Thái Dương, Thái Âm, Tả Phụ, Hữu Bật giao hội, mà “Thái Dương, Thái Âm” có một sao hoá làm sao kỵ, sẽ chủ về mắt to, mắt nhỏ, hoặc thị lực của hai mắt mất quân bình.

Sáu sao Thái Dương, Thái Âm, Văn Xương, Văn Khúc, Hoả Tinh, Linh Tinh giao hội, lại gặp thêm các sao sát, kỵ, hình, và Thiên Nguyệt, Âm Sát, Hoa Cái, đây là điềm tượng rối loạn nội tiết nghiêm trọng, trường hợp nặng thì bộ phận nào đó trên cơ thể bị biến dạng, hoặc có cơ quan sinh trưởng không bình thường, bị dị dạng (như hẹp van tim, v.v…), hoặc bán thân bất toại.

Tổ hợp sao “Thái Dương, Cự Môn”, không ưa Thái Dương lạc hãm, chủ về dương phận không đủ, biểu hiện là hạ đường huyết, huyết áp thấp, hoặc tay chân lạnh, và các chứng nhược.

Nếu Thái Dương nhập miếu, có sát tinh, là bệnh ở khoang miệng, thực quản; cũng dễ bị đau đầu kinh niên, huyết áp cao, đường huyết cao.

Nếu Cự Môn Hoá Kỵ, đây là hoả đốt kim bị thương, dễ mắc bệnh đường hô hấp; gặp Địa Không, Địa Kiếp đồng cung, đây là điềm tượng tràn khí phối (pulmonary emphysema).

“Thái Dương, Cự Môn” đồng cung với Đà La, Thiên Hình, Thiên Nguyệt, cũng dễ bị bán thân bất toại.

Tổ hợp “Thái Dương, Thiên Lương” rất dễ biến thành rối loạn nội tiết, như bướu cổ. Nếu có các sao sát, kỵ trùng trùng hội hợp; có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ; gặp các sao Thiên Hư, Âm Sát, Thiên Nguyệt, Đại Hao, Thiên Đức, Thiên Hình, nữ mệnh chủ về bệnh viêm tuyến vú cấp tính, ung thư vú, đàn ông chủ về viêm dạ dày cấp tính, ung thư dạ dày.

“Thái Dương, Thiên Lương” cũng chủ về bệnh tim và bệnh ở não bộ, nhưng tính chất lại khác với tinh hệ “Thái Dương, Thái Âm”. Tinh hệ “Thái Dương, Thái Âm” là tâm thận bất giao, âm dương mất điều hoà, dẫn đến rối loạn nhịp tim, mất ngũ, gây ra bệnh tim (người xưa cho rằng bệnh ở não bộ cũng thuộc tạng tâm); còn tinh hệ “Thái Dương, Thiên Lương” thì bệnh do cơ quan gây ra, như tắt nghẽn mạch máu (vascular thrombosis) là một ví dụ.

“Thái Dương, Thiên Lương” có sát tinh, cũng chủ về ăn uống trúng độc, hoặc sử dụng ma tuý, trường hợp gặp các sao Hoả Tinh, Linh Tinh, Âm Sát, Thiên Nguyệt, Thiên Hư, Đại Hao là đúng.

4. Vũ Khúc ở cung tật ách

Vũ Khúc thuộc kim, chủ về bệnh đường hô hấp, kim có khí “tiêu sát”, cho nên chủ về tổn thương, nhất là tổ hợp “Vũ Khúc, Thất Sát”. Hễ Vũ Khúc thủ cung tật ách, có các sao Kình Dương, Đà La, Thiên Hình, đều có khuynh hướng bị phẫu thuật hoặc tổn thương. Vũ Khúc đồng độ với Hoả Tinh, Linh Tinh cũng chủ về bị thương do kim loại gây nên.

Vũ Khúc đồng cung với Hoả Tinh, Thiên Mã, Thiên Khốc, Thiên Hư, chủ về chảy máu mũi; gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp thì chủ về các bệnh như viêm khí quản, bệnh lao; sát tinh nhẹ là chủ về chứng ho.

Vũ Khúc thủ cung tật ách, cũng chủ về lúc bé dễ bị ho gà (chincough), vãn niên thì dễ bị chứng phong đàm.

Nếu Vũ Khúc đồng độ với Kình Dương, Đà La, lại có Hoả Tinh, thì hoả làm kim bị tổn thương, chủ về bệnh đường hô hấp; nếu Vũ Khúc lại Hoá Kỵ, còn hội tạp diệu không cát tường, thì chủ về ung thư phổi, hoặc khí quản bị bệnh nghiêm trọng; có Thiên Mã đồng độ, đề phòng bệnh ung thư di căn.

Các tổ hợp sao có khuynh hướng mắc bệnh ung thư, có khối u, loét, là “Vũ Khúc, Thất Sát” và “Vũ Khúc, Phá Quân”. Kỵ nhất là đồng cung với Hoả Tinh, Thiên Mã; Vũ Khúc Hoá Kỵ; hoặc gặp các tạp diệu Thiên Đức, Thiên Thương, Thiên Hình, Thiên Hư, Đại Hao, Âm Sát, Kiếp Sát.

“Vũ Khúc, Thất Sát” còn chủ về chứng sốt bại liệt ở trẻ em, chứng chó dại. “Vũ Khúc, Phá Quân” thì chủ về bệnh răng, nhất là nha chu.

Lưu niên mà gặp cung hạn tật ách do tổ hợp “Vũ Khúc, Thất Sát” giữ cung, thì nên đề phòng tai nạn bất trắc gây tổn thương, như cây đè, sét đánh (ở thời hiện đại có thể là điện giật), còn chủ về vì bị trộm cướp mà bị thương.

Tổ hợp “Vũ Khúc, Thiên Phủ” gặp sao kỵ và sát tinh, là chủ về nạn sông nước, nhưng cũng chủ về bệnh hen suyễn, kéo đàm, tràn khí phổi (pulmonary emphysema).

Hai tổ hợp sao “Vũ Khúc, Thiên Tướng” và “Vũ Khúc, Phá Quân” nếu gặp sát tinh, còn chủ về bị phá tướng, đề phòng tai nạn té ngã bất trắc và bị nhiễm trùng, nhất là ở bộ phận mặt.

“Vũ Khúc, Thiên Tướng” còn chủ về bị thương có sẹo, bị phẫu thuật, hoặc đau ruột non (tiểu trường).

“Vũ Khúc, Thiên Tướng” đồng độ, chủ về bị phá tướng ở hàm dưới, chân tóc hoặc đầu lưỡi.

“Vũ Khúc, Thiên Tướng” cũng chủ về ám tật, bệnh kín, nhất là nữ mệnh nên đề phòng bệnh tử cung và đường sinh dục.

Vũ Khúc Hoá Kỵ, gặp Thiên Tướng đồng độ hoặc vây chiếu, lại gặp thêm Hoả Tinh, Linh Tinh, Thiên Mã, Địa Không, Địa Kiếp, đây là điềm tượng ruột có khối u, có thể dẫn đến bệnh ung thư, nhẹ thì viêm đại tràng.

Những trường hợp tổ hợp “Vũ Khúc, Thiên Tướng” đối nhau với Phá Quân, hoặc tổ hợp “Vũ Khúc, Phá Quân” đối nhau với Thiên Tướng, nếu gặp các sao sát, kỵ, hình, hao và sao ác trùng trùng, có lúc có thể phát triển thành bệnh xương tuỷ, hoặc thậm chí là ung thư máu.

5. Thiên Đồng ở cung tật ách:

Thiên Đồng thuộc thuỷ, cho nên chủ về bệnh bàng quang, bao gồm các bệnh ở hệ bài tiết, như thoái vị bẹn, sa đì, sưng hòn dái, bệnh lậu, viêm niệu đạo, bệnh thận.

Do thuỷ làm kim tiết khí, nên lúc Thiên Đồng đồng cung với Đà La thì chủ về bệnh khí quản, ống phế quản (bronchia, phân nhánh của khí quản).

Thiên Đồng chủ về hưởng thụ, nếu Hoá Kỵ, sẽ chủ về tiêu chảy. Nếu Thiên Đồng hội hợp với Thái Âm thì chủ về âm hư, biểu hiện là tiêu chảy thuộc hư chứng, kiết lị; có các sao đào hoa đồng độ thì chủ về mộng tinh, di tinh, hoặc tiểu đêm; thảy đều chủ về thận khí bất túc.

Thiên Đồng đồng độ với Hoả Tinh, Linh Tinh, nếu Thiên Đồng lạc hãm, lại gặp Địa Không, Địa Kiếp, đây là điềm tượng bàng quang, niệu đạo bị viêm, hoặc bệnh tuyến tiền liệt; gặp Thiên Nguyệt thì thận khí tiên thiên bất túc, dễ bị nước tiểu đục (albuminuria, anbumin niệu bất thường).

Thiên Đồng đồng cung với Thiên Mã, chủ về khí hư, nếu lại gặp sát tinh, đây là điềm tượng khí suy, hư tổn, dễ bị các chứng nhược.

Tổ hợp sao “Thiên Đồng, Thái Âm” chủ về thấp khí, có thể phát triển thành thuỷ thũng, bụng trướng, có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ chủ về bệnh do thấp hoả gây ra, dẫn đến tứ chi đau nhức.

Nếu Thái Âm Hoá Kỵ, đây là chứng âm hư hoặc thuỷ tràn làm mộc trôi, dẫn đến viêm gan cổ trướng, phép điều trị là phải củng cố gan thận.

Tính chất cơ bản của “Thiên Đồng, Cự Môn” là “đường, ống, dây” cho nên chủ về bệnh phổi, khí quản, thực quản; cũng chủ về đau thần kinh (vì thần kinh là “đường, ống, dây” vi tế nhất trong cơ thể). Nếu có các sao sát, kỵ, hình, hao tụ tập, có thể phát triển thành bệnh xương tuỷ hoặc bệnh tăng bạch cầu.

Trong các tình hình thông thường, “Thiên Đồng, Cự Môn” gặp sát tinh, hoặc đồng cung với Địa Không, Địa Kiếp, đều chủ về xương cốt biến dạng, thoái hoá, hoặc tăng sinh, dẫn đến chèn ép dây thần kinh, làm đau nhức, có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ thì càng nặng. Nếu có Thiên Hình, Thiên Nguyệt đồng độ, thì có thể là bệnh tật suốt đời, như bệnh về xương tuỷ bẩm sinh.

Đối với tinh hệ “Thiên Đồng, Thiên Lương” cổ nhân cho rằng chủ về bệnh ở phần dưới (hạ tiêu), tức hệ bài tiết và bệnh đường sinh dục, trường hợp Thiên Đồng Hoá Kỵ thấy ứng nghiệm nhiều. Nếu gặp sát tinh, nhất là gặp Hoả Tinh, Linh Tinh sẽ chủ về đau tức vùng gan hoặc lói tim và khó thở. Nếu gặp các sao hình, sát, kỵ tụ tập, lại có thêm các sao Thiên Nguyệt, Thiên Đức, Thiên Mã thì chủ về tắc nghẽn cơ tim. Đồng cung với Địa Không, Địa Kiếp cũng chủ về thoái vị bẹn, sa đì, sưng hòn dái.

6. Liêm Trinh ở cung tật ách:

Liêm Trinh thuộc âm hoả nên chủ về huyết, các bệnh liên quan đến máu.

Cổ nhân cho rằng “nam trọng tinh, nữ trọng huyết”, cho nên Liêm Trinh cũng chủ về tinh dịch. Xem có bị vô sinh không, người xưa đều xem Liêm Trinh, bất kể ở cung độ nào. Liêm Trinh ở hãm địa mà gặp Hoả Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, nếu trùng hợp gặp ở cung tử của đại hạn, cung tật ách của đại hạn, hay cung mệnh của đại hạn, đều đoán là vô sinh.

Từ “huyết” loại suy thành “tinh” thì chủ về mộng tinh, di tinh, thủ dâm, tinh loãng.

Cho nên Liêm Trinh Hoá Kỵ là bệnh về máu huyết, như lạc huyết (xuất huyết ở miệng từ đường hô hấp hoặc dạ dày mà không ho, không ói), cũng chủ về gặp sự cố bất trắc có liên quan đến chảy máu, do đó có thể mở rộng thành bệnh phong cùi, giang mai, bệnh lậu. Ứng nghiệm ôn hoà nhất là mụn. Nếu gặp các sao hung sát nặng mà còn gặp Vũ Khúc Hoá Kỵ thì chủ về ung thư máu.

Đối với nữ mệnh lúc Liêm Trinh Hoá Kỵ có thể luận đoán là kinh nguyệt khô ít, huyết trắng, kinh nguyệt không điều hoà.

Liêm Trinh Hoá Kỵ rất kỵ bị Vũ Khúc Hoá Kỵ xung hội chủ về gặp nạn tai chảy máu. Muốn biết tai ách có nghiêm trọng nhay không cần phải xem kèm cung mệnh và cung phúc mà định.

Lý luận về bệnh tật của cổ nhân, chia làm âm, dương, biểu, lý. “Huyết” thuộc âm là thuộc “lý”, đối nhau với “khí”. “Khí” thuộc dương là thuộc “biểu”. “Biểu””lý” dựa vào nhau vì vậy Liêm Trinh cũng có thể coi là bệnh về “khí”. Cho nên Liêm Trinh cũng chủ về bệnh phổi, cảm mạo, ho, gặp Hoả Tinh, Đà La thì bệnh nặng.

Trong các tinh hệ, tinh hệ “Liêm Trinh, Thất Sát” phần nhiều chủ là chủ về bệnh đường hô hấp, thường gặp nhất là trường hợp có sát tinh đồng độ, chủ về mũi dị ứng, viêm mũi, nếu sát tinh nặng thì chủ về bệnh viêm phổi, có Thiên Nguyệt đồng độ thì chủ về bệnh lao, ho gà.

Tổ hợp “Liêm Trinh, Thiên Tướng” gặp các sao sát, kỵ là chủ về bệnh tiểu đường, sỏi bàng quang, sỏi mật, sỏi thận. Nếu đồng độ Hoả Tinh, Linh Tinh hoặc đồng cung Địa Không, Địa Kiếp thì chủ về da bị dị ứng, nấm ngoài da, nghiêm trọng thì chủ về bệnh lupus ban đỏ. Nếu “Liêm Trinh, Thiên Tướng” bị “Hình Kỵ giáp Ấn” thì chủ về tắt nghẽn đường ống, cần chú ý các cơ quan đường ống và tuyến nội tiết, có lúc bệnh lại ở xương tuỷ.

Nếu “Liêm Trinh, Phá Quân” có sát tinh đồng độ, còn chủ về kết sỏi, nếu có Hoả Tinh đồng độ thì chủ về tai nạn bất trắc làm bị thương, có Văn Khúc Hoá Kỵ đồng độ sẽ chủ về tai nạn sông nước.

Hễ “Liêm Trinh, Phá Quân” mà chủ về gặp bất trắc đều bị thương ở phần đầu mặt; “Liêm Trinh, Thất Sát” thì đề phòng gãy xương.

Tổ hợp sao “Liêm Trinh, Tham Lang” có các sao sát, kỵ thì chủ về bệnh ở cơ quan sinh dục, cũng chủ về bệnh thận. Nếu Liêm Trinh Hoá Kỵ và Tham Lang Hoá Kỵ đồng độ hoặc vây chiếu thì chủ về bệnh thận và bệnh máu huyết ảnh hưởng lẫu nhau, dễ xảy ra các bệnh biến khác, tình huống xấu nhất là suy thận, nhẹ thì bị chứng tăng urê-huyết.

Liêm Trinh rất mẫn cảm đối với tứ hoá và sát tinh, cần chú ý tình huống đại hạn và lưu niên xung hội. Đại khái là rất ngại gặp Vũ Khúc Hoá Kỵ, cũng rất sợ có Kình Dương, Đà La cùng bay đến.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Chọn nghề nghiệp qua Tử-Vi (phần 4)

NGHỀ NGHIỆP TRONG TỬ VI:
A/ Cách khoa bảng - những sao học vấn
1. Những chính tinh chỉ học vấn:

Thái Dương, Thái Âm sáng sủa: ở Mệnh hay chiếu Mệnh: con người rất thông minh, lĩnh hội mau chóng, phong phú và sâu sắc, phân biện tinh vi các góc cạnh của vấn đề. Về mặt khoa bảng, Âm Dương sáng thì học giỏi, học rộng, học cao, có bằng cấp lớn, có thực học. Nếu được thêm các văn tinh khác đi kèm thì trình độ học vấn càng cao, học lực có thể lên mức quốc gia hay quốc tế.
Thiên Cơ, Thiên Lương đồng cung: Đắc địa trở lên, hai sao này gần như đồng nghĩa, chỉ sự thông minh sắc sảo, trí đa mưu, óc quyền biến, khả năng khảo cứu chính trị, chiến lược. Cơ Lương đồng cung chỉ năng khiếu sư phạm, có tài dạy học, nghiên cứu, tìm tòi đồng thời với tài tham mưu, cố vấn. Về mặt học vấn, Cơ Lương là bộ khoa bảng quan trọng, dường như nặng ý nghĩa ứng dụng.
Thiên Cơ, Cự Môn đồng cung: đắc địa ở Mão và Dậu, ở Mão hay hơn. Có ý nghĩa tương tự như Cơ Lương, ngành học của Cự Cơ thiên về pháp lý, chính trị học, luật học nhiều hơn.
Tử, Phủ, Vũ, Tướng: cũng chỉ khoa bảng, cả văn lẫn võ, nhưng nặng về quý cách hơn là khoa cách. Nếu có thêm văn tinh hội tụ thì nhất định khoa bảng sẽ rõ rệt.
Sát, Phá, Liêm, Tham: chỉ năng khiếu võ nghiệp, học võ lợi và dễ hơn học văn, làm ngành quân sự đắc dụng.
Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương: nếu đắc địa, chỉ sự thông minh, học giỏi và học cao, có bằng cấp lớn. Nếu các sao trong bộ cùng đắc địa thì chắc chắn có khoa bảng cao. Nếu không, các sao đó chỉ tư chất thông minh. Nếu hãm địa thì học vấn bị trở ngại, bị chậm, dang dở. Bất lợi này chỉ được bù trừ nếu có nhiều phụ tinh khoa bảng hội tụ đông đảo.
2. Những phụ tinh chỉ khoa bảng:
Hóa Khoa: điển hình cho khoa bảng. Ngoài đức tính thông minh, hiếu học, Hóa Khoa còn chỉ sự đỗ đạt, trình độ học vấn cao và rộng. Năng khiếu học vấn còn đi liền với khả năng sư phạm, khả năng sáng tác, sưu tầm. Có Hóa Khoa ở Mệnh hay chiếu Mệnh, học trò thì xuất sắc, thầy giáo thì dạy hay, khảo cứu thì nổi danh, có viết sách. Hóa Khoa chỉ phương pháp dạy và học độc đáo, cách thức trình bày ngăn nắp, hệ thống hóa các điều hiểu biết một cách mạch lạc, trật tự, diễn tả tư tưởng rất rõ ràng và thông thái. Hóa Khoa là một sao hùng biện, lối hùng biện của người có học vấn uyên thâm.
Văn Xương, Văn Khúc: Xương Khúc tượng trưng cho tình cảm và trí tuệ. Xương Khúc rất xuất sắc trong những ngành học nào mình thích còn Hóa Khoa thì giỏi về nhiều môn. Xương Khúc thiên về chuyên khoa nên khó ai vượt nổi Xương Khúc trong chuyên môn sở trường. Vì nặng về tình cảm nên ngành học của Xương Khúc là văn chương, triết lý, thi ca, nhạc kịch, vốn là các bộ môn làm rung động mãnh liệt tâm hồn con người.
Thiên Khôi, Thiên Việt: biểu tượng cho học trò giỏi và đỗ đạt. Khôi Việt chỉ sự lỗi lạc, xuất chúng trong nhiều ngành. Khôi còn có nghĩa là đứng đầu, cầm đầu, vì thế có tinh thần ganh đua mãnh liệt để chiếm giải nhất, không chấp nhận nổi sự thua thiệt. Đức tính quý báu của Khôi Việt là óc lãnh tụ, sự mưu cơ, tài tổ chức, chí hướng chỉ huy, lãnh đạo vì vậy Khôi Việt hữu dụng cho xã hội trong khi Hóa Khoa và Xương Khúc thường đắc dụng cho học đường, cho ngành giáo dục thuần túy. Khôi Việt vừa là người có học vừa biết ứng dụng cái học vào trường đời, cũng bằng ý chí tranh thắng thi đua, vốn là động cơ thành công trong nhiều lĩnh vực.
Long Trì, Phượng Các: bằng cấp của hai sao này rất cao, đặc biệt là khi đồng cung ở Mùi (với người tuổi Mão) hoặc ở Sửu (với người tuổi Dậu).
Thiên Hình: chỉ năng khiếu nhận xét tinh vi, phê phán phân minh, óc phân tích tỷ mỉ và sự lý luận sắc bén. Sao này đắc dụng cho người khảo cứu, cho luật gia, cho học trò, cho nhà phê bình nghệ thuật, văn chương. Văn của Thiên Hình lại khô khan, kỹ thuật, nhưng vô cùng chính xác.
Thái Tuế: sao này lanh lợi, nói giỏi, nhiều ý và nhất là nhiều lời, hoạt bát. Thái Tuế chỉ hợp với luật sư, công tố, ứng cử viên tranh cử, chính trị gia ...
Văn Tinh, Lưu Hà, Bác Sỹ: Văn Tinh chỉ sự ham học. Lưu Hà và Bác Sỹ chỉ sự hùng biện sự diễn đạt tư tưởng thâm thúy. Cả ba đều cần cho học trò, giáo sư, thuyết khách.
Hỏa Tinh, Linh Tinh đắc địa: Đi với Thái Dương sáng sủa, Hỏa Linh làm tăng thêm sự mẫn tiệp, có lợi cho sự học hỏi và khảo cứu, điều tra. Cả ba cùng là sao hỏa nên rất sắc bén, linh động.
Thiên Không: chỉ sự thông minh của hạng mưu sĩ, dùng trí để hại, để phá, để diệt kẻ khác.
3. Các sao trợ lực khoa bảng:
a. Sao mở rộng học vấn:
Tả Phù, Hữu Bật, Đế Vượng, Tràng Sinh: Có Tả Hữu đi với khoa tinh, sức học sẽ rộng hơn. Sinh và Vượng thì chỉ sự phong phú, tương hợp với học gạo, học ráo riết thật nhiều. Đi với khoa tinh, Sinh Vượng là hệ số làm tăng thêm kiến thức tổng quát. Ví dụ như Khoa-Sinh nghĩa là học rộng, sáng tác nhiều. Khôi-Vượng sẽ đỗ cao.
b. Những sao thúc đẩy học vấn
Quan Phù, Quan Phủ: chỉ sự cạnh tranh, ganh tị, thi đua, ích kỷ. Về việc học, Phù Phủ chỉ sự cầu tiến, cố gắng thường đưa đến ganh đua, đôi khi có đố kỵ nhỏ nhen, cạnh tranh bất chính. Nếu gặp Hóa Kỵ hay Phục Binh hay các sao chỉ tính tham lam thì sự cạnh tranh dùng đến thủ đoạn không cao thượng.
c. Những sao may mắn cho học vấn:
Ân Quang, Thiên Quý, Thiên Quan, Thiên Phúc, Tả Phù, Hữu Bật: đều có nghĩa may mắn, được giúp đỡ, được phù hộ, ví dụ như thi trúng tủ (Quang, Quý) gặp thầy dễ, bài dễ, được khoan hồng (Tả, Hữu, Quan, Phúc). Cả sáu sao này chỉ sự phù trì của linh thiêng hoặc sự trợ giúp của người đời.
- Thanh Long, Hóa Kỵ hay Lưu Hà
- Bạch Hổ, Phi Liêm hay Tấu Thư
- Thiên Mã, Tràng Sinh hay Phi Liêm
- Thiên Hỷ, Hỷ Thần
những bộ này nếu đóng ở Mệnh hay chiếu vào Mệnh thì thường gặp vận hội tốt đẹp. Nếu đóng ở cung hạn thì gặp hên may trong hạn đó. Nếu bộ sao hên rơi đúng vào kỳ thi thì dễ đậu.
4. Các sao cản trở khoa bảng:
Triệt: sao này có hiệu lực chế khắc rất mạnh, cụ thể như làm cho khoa bảng bất thành, không cao, chật vật, thi rớt, đậu thấp hay đậu vớt.
Tuần: cũng có hiệu lực khắc chế khá mạnh nhưng kém hơn sao Triệt. Văn tinh mà gặp Tuần đồng cung báo hiệu sự thi rớt, thi khó, thi nhiều keo ...
Hóa Kỵ: báo hiệu việc thi rớt, thi khó, khoa bảng lận đận, dở dang. Hóa Kỵ chỉ sự nông nổi hay thay đổi chí hướng, sự bất mãn vì thất bại. Hiệu lực của Hóa Kỵ khá mạnh vì có thể làm lu mờ cả Khôi, Việt, Xương, Khúc, Hóa Khoa. Người có Khôi Việt gặp Kỵ thì chỉ là kẻ ẩn dật, bất đắc chí. Hóa Kỵ chỉ tốt khi gặp Thanh Long đồng cung mà thôi.
Kình Dương, Đà La hãm: đều chỉ sự cản trở, sự gian nan, sự chậm lụt trong khoa trường. Nếu Kình Dương miếu địa, đối với hai tuổi ất, Tân thì lại là người có tài văn chương từ đó có nghĩa thi đỗ.
Địa Không, Địa Kiếp hãm: Đi với văn tinh thì rất bất lợi: không thể thi được, thi rớt, bị tai họa lúc thi (cóp bài bị đuổi ...)
Thiên Không hãm (ở Tý, Sửu, Mão, Thìn, Ngọ, Mùi, Dậu, Tuất, Hợi): gặp phải khoa tinh, Thiên Không làm cho khoa trường lận đận.
Đại Hao, Tiểu Hao: chủ sự thay đổi, hao tán, ứng dụng vào khoa bảng có thể có nghĩa: thi rớt keo đầu, thi hai ngành trong đó rớt một, có thể tốn tiền về thi cử.
Thiên Khốc, Thiên Hư: chỉ sự lo âu, nước mắt, xui xẻo, do đó có thể báo hiệu việc thi rớt hoặc học mà không chịu thi. Nếu đăc địa ở Tý Ngọ thì có thể đỗ ở kỳ hai vì hai sao này đắc địa lợi về hậu vận hơn.
5. Các ngành trong khoa tử vi:
a. Võ học:
Sát, Phá, Liêm, Tham: nếu hội đủ cả bốn sao chiếu Mệnh thì nghiệp võ của đương số sẽ rõ ràng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp quân nhân vẫn không hội đủ bốn sao. Mặt khác, cũng có trường hợp có đủ bốn sao mà vẫn không phải là nhà binh. Trong trường hợp này, những sao đó nói lên võ tính của đương sự hơn là võ học hay võ nghiệp: biểu lộ tính can đảm, táo bạo, liều lĩnh, hay sát phạt, có hành động võ phu.
Binh Hình Tướng ấn: cách này chỉ sự hiển đạt trong nghiệp võ, chỉ quân nhân có tài tác chiến, tài tham mưu, đồng thời cũng là quân nhân có chiến công, có cầm quân, có huy chương.
Vũ Tướng: hai sao này kết hợp cũng chỉ võ nghiệp rất đặc sắc.
Tử Phủ Vũ Tướng: cách này vừa chỉ văn, vừa chỉ võ cho nên đặc biệt có quyền uy: đó là ngành võ cầm quyền chính trị.
Tướng Quân, Thiên Mã: chỉ quân nhân có tài. Tướng Quân chỉ võ tính, sự cương cường, hiếu thắng, phách lối còn Thiên Mã chỉ tài năng. Nếu Thiên Mã đi với Thiên Tướng cũng đồng nghĩa nhưng đây là một quân nhân có kỷ luật hơn vì Thiên Tướng vốn đôn hậu, có tư cách hơn Tướng Quân.
Thiên Mã, Lực Sỹ: là cách của võ tướng có sức mạnh từ đó vũ dũng (ít có mưu lược).
Thiên Tướng-Tướng Quân hay Thiên Tướng-Phục Binh hay Tướng Quân-Phục Binh: là tướng có quân, có quyền.
Ngoài ra có thể kể một số sao trợ võ, nghĩa là đi chung với các võ tinh khác thì làm cho võ nghiệp rõ rệt hơn. Đó là Không, Kiếp, Kình, Đà, Hỏa, Linh là những sát tinh, hung tinh nói lên tính nết mạnh bạo, dám làm, tác phong của võ cách. Ví dụ, hai sao Kình, Hỏa miếu địa đồng cung là số danh tướng, hợp vớ cách Sát Phá Liêm Tham. Tướng Mã Không Kiếp đắc địa chỉ quân nhân cầm binh, vị tướng cầm quân có nhiều binh tướng dưới tay, thường lập nghiệp vẻ vang trong thời tao loạn. Sát Phá Liêm Tham gặp Kình hãm địa ở Mão và Dậu là tướng làm loạn, đảo chánh, binh biến, khát máu, giết người không gớm tay.
b. Văn học
Văn Xương, Văn Khúc: chỉ các môn về văn chương, triết lý hoặc chỉ môn học nói chung.
Thái Tuế, Thiên Hình, Cự Môn, Quan Phù: một trong bốn sao này chỉ các môn học về luật pháp.
Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phù, Hữu Bật: cả bốn sao này chỉ ngành dịch thuật. Đây là bộ sao của các thông ngôn, hành nghề dịch sách, tu thư, khảo cứu cổ ngữ, kim ngữ.
Lưu Hà, Tấu Thư, Hóa Khoa, Thái Tuế, Cự Môn, Hóa Kỵ: chỉ sự hùng biện, tài dùng ngôn ngữ, ứng dụng đắc cách vào ngành sư phạm, vào khoa hùng biện, chính trị học.
Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương: chỉ người công chức. Ngành học là hành chính, quản trị công sở.
Lộc Tồn: chỉ tài năng tổ chức, sắp xếp công việc, do đó cũng liên quan đến ngành quản trị hành chính hay công sở đặc biệt là quản trị tài chính, kế toán, ngân sách, kho bạc, ngân hàng.
c. Khoa học:
Thiên Tướng, Thiên Y: Hai sao này đi chung (đồng cung hay hội chiếu) có nghĩa là y học. Ngoài ra, nếu Thiên Y đi kèm với các sao phù trợ khác cũng có nghĩa về y học: Thiên Quan, Thiên Cơ, Thiên Đồng, Thiên Phúc, Thiên Lương, Thái Âm, Tả Phù, Hữu Bật, Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần ...
Thiên Y, Hóa Kỵ: có ý nghĩa bào chế thuốc men, có liên quan đến y dược học.
Thiếu Âm, Thiếu Dương, Thái Âm, Thái Dương: các sao này có nghĩa là điện, liên quan đến ngành điện học, điện tử hay nguyên tử.
Thiên Cơ: liên quan đến máy móc, ngành cơ khí, kỹ thuật. Đây có thể là sao của kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, kỹ nghệ gia.
d. Kinh tế học:
Vũ Khúc, Tham Lang: Vũ Khúc chỉ tài lộc, tiền bạc. Tham Lang chỉ sự đua chen tham lợi. Đây là cách chỉ nghề thương mại, kinh doanh.
Hóa Lộc, Lộc Tồn và Thiên Mã: Hai sao Lộc chỉ tiền tài. Thiên Mã chỉ tài năng, sự tháo vát, giao dịch. Hai sao này đi chung chỉ ngành thương mại, đặc biệt là ngành thương mại lưu động. Người có bộ sao Mã Lộc hay Mã Tồn là kẻ mua sỉ bán lẻ hay đại lý thương mại hay người phân phối, đóng vai luân lưu hàng hóa trong hệ thống kinh tế.
Vũ Khúc, Thiên Phủ: Thiên Phủ chỉ cái kho tàng hay kho bạc. Ngành học của Phủ có thể là ngân hàng, tín dụng, thuế khóa. Vũ Khúc có thể chỉ kinh tế học. Đây là cách chỉ ngành kinh tế, tài chính.
Vũ Khúc, Tham Lang, Kình Dương, Thất Sát: bốn sao này sáng sủa hội họp thường thiên về kỹ nghệ.
e. Nghệ thuật:
Phượng Các, Tấu Thư, Xương Khúc: Phượng Các là thính giác. Tấu Thư là sự linh mẫn, êm dịu, ngọt ngào. Xương Khúc chỉ môn học. Bốn sao này đi cùng chỉ môn âm nhạc.
Tấu Thư, Hồng Loan: Hồng Loan có nghĩa là hoa tay, từ đó chỉ ngành học liên quan đến sự khéo tay như hội họa, điêu khắc, thêu may, hay thủ công nghệ nói chung.
Đào Hoa, Tấu Thư, Thiên Hỷ, Vũ Khúc: bộ sao của ca sĩ, kịch sĩ, diễn viên màn ảnh, tài tử, minh tinh, có liên quan đến ngành học như hát, đóng kịch, đóng phi. Đào Hoa chỉ sự hâm mộ, Thiên Hỷ chỉ sự giúp vui, Vũ Khúc chỉ danh giá, sự nổi tiếng.
Thiên Trù, Tấu Thư, Hóa Lộc hay Hồng Loan: chỉ ngành nấu bếp, nấu rượu, chế tạo thức ăn thức uống hoặc gia chánh.
Đào Hoa, Hồng Loan với Mộc Dục hay Hoa Cái: chỉ môn thẩm mỹ học, chuyên về sửa sắc đẹp. Nếu đi với Thiên Hình hay Kiếp Sát chỉ môn giải phẫu thẩm mỹ.
B/ Cách nghề nghiệp - Những sao bá nghệ
1. Những nghề liên quan đến văn học:
a. Nghề dạy học
+ Nói giỏi:
Lưu Hà: chỉ sự lưu loát của ngôn ngữ, sự phong phú của tư tưởng, sự ngăn nắp của bố cục, sự linh mẫn của lý luận, sự hấp dẫn của nội dung ...
Thái Tuế: chỉ sự nói nhiều, khả năng biện luận, khuynh hướng đấu lý.
Tấu Thư: chỉ sự khôn khéo trong ngôn ngữ, sự thanh nhã của ý tưởng, sự mềm mỏng của cách trình bày và hiệu lực thuyết phục sâu sắc.
Hóa Khoa: chỉ sự thông thái của tư tưởng, sự cao kiến của học thức, sự khúc chiết của cách trình bày.
Thiên Hình: chỉ khả năng phân tích sắc bén, sự sáng sủa của tư tưởng và của lối nói, lối viết, sự tinh vi của lý luận.
+ Học giỏi: Văn Xương, Văn Khúc, Văn Tinh - Thiên Khôi, Thiên Việt, Hóa Khoa - Thái Dương, Thái Âm sáng sủa - Cự Môn, Thiên Cơ ở Mão, Dậu - Thiên Cơ, Thiên Lương ở Thìn, Tuất - Long Trì, Phượng Các, Bác Sỹ.
Hai năng khiếu nói giỏi và học giỏi là căn bản cho nhiều nghề khác nữa như chính trị gia, thương thuyết gia, sĩ quan tâm lý chiến, cán bộ dân vận, ứng cử viên tranh cử, cổ động viên, quảng cáo, môi giới, hòa giải. Điều cần lưu ý là xem số giáo sư, nên để tâm nhiều hơn vào cung Nô, vì đa số thày giáo giỏi có cung Nô rất tốt.
b. Nghề hành luật:
Thái Tuế, Quan Phù, Quan Phủ: Thái Tuế bao giờ cũng tham chiếu với Quan Phù còn Quan Phủ lại đồng nghĩa với Quan Phù. Bộ sao này điển hình cho ngành luật, mọi chuyện liên quan đến luật pháp từ kiện tụng, tù ngục, điều tra, thưa gửi, khiếu nại, bắt bớ đến truy tố, xét xử, bênh vực, tranh chấp ...
Thiên Hình: cũng chỉ nghề luật, đặc biệt là tư cách bị cáo, bị án, bị điều tra, bị gọi làm nhân chứng ... Trong trường hợp hành nghề luật thì ý nghĩa tích cực ưu thắng: đương sự chuyên xử, truy bắt, bỏ tù, kết án kẻ khác. Trong một lá số tốt, Thiên Hình có nghĩa làm luật, cầm luật.
Cự Môn, Hóa Kỵ: chỉ sự đa nghi, cạnh tranh trước pháp luật, vừa chỉ các vấn đề liên hệ đến luật pháp, từ việc nghiên cứu luật pháp, học luật pháp cho đến dạy luật pháp và hành xử luật pháp. Tư cách nạn nhân của một vụ tranh chấp trước pháp luật cũng được bao hàm, nhất là khi gặp vị trí hãm địa và không hành nghề luật chính tông.
c. Nghề chính trị:
Phục Binh: chỉ thủ đoạn, chỉ sự rắp tâm mưu hại kẻ khác, đồng thời cũng có nghĩa là mình mưu hại bằng thủ đoạn. Có Thái Tuế đi kèm thì càng rõ nghĩa. Đương sự phải chịu nhiều búa rìu của dư luận, đồng thời cũng sử dụng lại dư luận để đập lại đối thủ hay địch thủ. Những năng khiếu đi liền với Phục Binh tất phải có, từ sự lừa lọc, gài bẫy cho đến việc đánh úp, bôi nhọ, thanh lọc, kiềm chế, bế tỏa, ngăn trở, chèn ép, chụp mũ ...
Thiên Không: gần như đồng nghĩa với Phục Binh, chỉ tư chất lưu manh của hành động, mánh khóe, xảo thuật ứng dụng để loại trừ đối thủ hoặc để tự vệ, chống đỡ phản đòn của họ cũng bằng các thủ đoạn đó.
Bạch Hổ - Thiên Khốc, Thiên Hư đắc địa: Bạch Hổ chỉ xu hướng hoạt động chính trị của phái nam, đồng thời chỉ sự hùng biện, sự khích động, sự lôi cuốn thiên hạ bằng ngôn ngữ có tâm huyết, có khí phách, có tác dụng xách động, có dụng tâm cổ võ tranh đấu. Thiên Khốc, Thiên Hư cũng đồng nghĩa. Nếu được đắc địa thì xu hướng chính trị có triển vọng, ngôn ngữ đắc dụng và có hiệu quả. Nếu hãm địa thì có khuynh hướng sai ngoa, xuyên tạc nhiều hơn, tuy không hẳn có nghĩa thất bại.
Ngoài ra, nghề chính trị đòi hỏi cung Nô tốt hoặc là có nhiều sao chỉ nhân lực trợ giúp. Có như thế, chính trị gia mới có tập đoàn ủng hộ và dân chúng hậu thuẫn, giúp cho sự tiến đạt và thành công dễ dàng và bền vững.
d. Nghề viết văn:
Thiên Tướng: chỉ cây bút, chỉ con người thấy sự bất bình không nhịn được, phải cải người, sửa đời. Tuy nhiên, phải có thêm sao khác để đủ diễn tả tư cách viết văn.
Tấu Thư, Đà La, Ân Quang, Thiên Quý: Tấu Thư là giấy, Đà La là mực, Ân Quang Thiên Quý là bài vở. Ngoài ra, Tấu Thư còn chỉ sự sắc bén, tế nhị của lời văn, ngòi bút. Ân Quang, Thiên Quý chỉ sự tha thiết, hoài bão cải tạo con người cho tốt thêm.
Tả Phù, Hữu Bật, Hóa Khoa: chỉ ngành và nghề dịch thuật vì Khoa chỉ học vấn đi với Tả, Hữu có nghĩa là biết nhiều ngoại ngữ. Tả Hữu có thể đi với Văn Xương, Văn Khúc hay Văn Tinh ... để chỉ nghề dịch, người thông ngôn.
2. Những nghề liên quan đến kinh, thương:
a. Nghề thương mại: hầu hết đều có đặc tính chung là: liên quan đến tiền bạc, sự tham lam, óc tính toán và tài tháo vát:
+ Tính tham do các sao dưới đây mô tả:
Tham Lang: điển hình cho con buôn, có óc kinh doanh và hám lợi vì thế đi với bất cứ tài tinh nào đều có nghĩa kiếm lời bằng hình thái này nọ, đặc biệt là trục lợi trong thương trường. ở thế đắc địa, tính hám lợi thường gặp may mắn, dễ làm giàu, nhất là từ 30 tuổi về sau. Người có Tham đắc địa dám mưu sự lớn lao, đầu tư vào các lĩnh vực rộng lớn của nền kinh tế, có óc mạo hiểm táo bạo. ở thế hãm địa như Tý, Ngọ, Tỵ, Hợi, lòng tham càng dữ dội hơn khả dĩ đi đến chỗ thất tín, bất nhân. Đây là thế của gian thương đầu cơ, tích trữ, lũng đoạn kinh tế, không quan tâm đến đạo đức xã hội, dù là tối thiểu.
Phá Quân hãm địa: ở Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Phá Quân vô cùng hám lợi. Riêng ở Tỵ, Hợi đi với Vũ Khúc sự tham tiền này đi tới chỗ bất lương. Duy cách này thường gặp phá sản, khánh tận hoặc buôn bán khổ nhọc ở phương xa.
+ óc tính toán và mưu trí trong thương trường được mô tả bởi những bộ sao sau:
- Thiên Cơ, Cự Môn ở Mão, Dậu
- Thiên Cơ, Thiên Lương đồng cung
- Thiên Đồng, Thiên Lương đồng cung
- Thiên Đồng, Thái Âm đồng cung ở Ngọ
những bộ sao này không nặng tính tham mà thiên về mưu trí, sự tinh xảo trong nghề buôn, sự hiểu biết rõ ràng thương trường, tài buôn bán. Hầu hết là phúc tinh cho nên việc thương mại tương đối lương thiện. Ngoài ra, tất cả các sao nói lên trí thông minh đều ứng dụng được trong doanh thương.
Thiên Mã, Lộc Tồn: Mã chỉ sự tháo vát, lanh lợi, đa tài, tinh thần xông pha, lăn lóc - các đức tính rất cần thiết cho nghiệp vụ thương mại. Vì thế, Mã đi với bất cứ tài tinh nào cũng đều đắc lợi và có ý nghĩa buôn bán, nhất là khi tọa thủ ở cung Tài hay cung Thân, Mệnh, Quan. Riêng ở Hợi thì phải cực nhọc mới kiếm lời được. Tốt nhất là ở Dần, Tỵ rồi mới đến Thân. Vì Mã chỉ sự lưu động cho nên các nghề buôn của sao này liên hệ đến ngành vận tải, đường bộ hay đường hàng không hoặc là các ngành môi giới, giao thiệp lưu động, nghiên cứu thị trường ở nhiều nơi. Lộc Tồn đồng nghĩa với Thiên Mã, nhưng không có ý nghĩa lưu động. Cả hai kết hợp thì rất đặc sắc cho việc buôn.
+ Tinh thần cạnh tranh cũng là đức tính thương mại. Những sao liên hệ gồm có: Quan Phù, Quan Phủ - Phục Binh, Hóa Kỵ: chỉ óc thi đua, cạnh tranh thường đi đôi với mưu mẹo, lừa gạt, nói dối. Hóa Kỵ vừa có nghĩa đó kỵ, sợ người khác hơn mình, vừa có nghĩa miệng lưỡi, môi miếng. Phục Binh là sao thủ đoạn. Cả bốn sao đều đắc dụng cho doanh thương, duy phương cách cạnh tranh không mấy gì ngay thẳng, thường đưa đến sự mưu hại lẫn nhau một cách ngấm ngầm.
+ Vấn đề tiền bạc: phải có nhiều sao tài hội tụ vào cung Quan, Tài, Mệnh, Thân.
b. Nghề kỹ nghệ:
Hạng công nhân kỹ nghệ có các sao và bộ sao sau miêu tả: Phá Quân ở Dần, Thân, Thìn, Tuất - Thất Sát, Kình Dương - Vũ Khúc, Phá Quân đồng cung - Liêm Trinh, Tham Lang đồng cung - Thiên Cơ, Thiên Hình, Kiếp Sát - Kình Dương, Hỏa hay Linh Tinh - Liêm Trinh, Phá Quân đồng cung. Những bộ sao trên không đắc địa, gần như có nghĩa bần hàn, cực khổ, thích hợp cho hạng công nhân.
Đối với hạng chủ nhân, chuyên viên, kỹ sư, tư bản hoạt động trong ngành kỹ nghệ, họ phải có sao học vấn cao hoặc là những bộ sao trên nhưng sáng sủa nhờ Tuần, Triệt hay ở vị trí đắc địa, đồng thời cũng phải có những bộ sao của nghề thương mại. Trong ngành kỹ nghệ nói riêng có hai sao dưới đây đáng lưu ý:
Thiên Cơ: chỉ tất cả các loại máy móc lớn nhỏ của ngành kỹ nghệ, chỉ sự tinh xảo trong nghề nghiệp. Hai ý nghĩa này ghép lại chỉ người chuyên môn về máy móc. Đắc địa thì là kỹ sư, hãm thì là thợ máy. Thiên Cơ, Hỏa Tinh hay Linh Tinh: chỉ máy hay lò luyện sắt thép, nấu quặng, hoặc máy tạo hơi nóng, máy sấy, máy phát điện. Thiên Cơ, Thái Âm hay Thiếu Dương, Thiếu Âm chỉ máy điện và tất cả máy móc sử dụng điện, cũng có thể là máy điện tử. Thiên Cơ, Thiên Mã chỉ máy xe các loại hay phi cơ, tàu thủy.
Thiên Hình: chỉ dao, kéo hay cơ khí, nói chung các sản phẩm kỹ nghệ bằng kim khí.
3. Những nghề liên quan đến khoa học ứng dụng:
a. Nghề điện: Thái Dương, Thái Âm - Thiếu Dương, Thiếu Âm - Hỏa Tinh, Linh Tinh
b. Nghề nha: Tuế Phá chỉ bộ răng. Thiên Hình hay Kiếp Sát chỉ sự mổ xẻ, chắp vá. Tấu Thư hay Hồng Loan chỉ khéo tay, tinh xảo.
c. Nghề dược: Thiên Y chỉ thuốc men. Hóa Kỵ chỉ các dung dịch, hóa chất bào chế.
d. Nghề y:
+ Về mặt cứu độ:
Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương: chỉ sự làm việc nghĩa. Người có cách này có thiên tính, hay giúp đỡ kẻ khác, có khuynh hướng xã hội rất cao, hay làm phúc, tạo phúc và có cơ hội tích phúc. Đây là bộ sao cần thiết cho y sĩ.
Thiên Tướng: biểu tượng cho vị cứu tinh của nhân loại, mang lại công bình, hạnh phúc cho nhân thế trong tinh thần cứu nhân độ thế.
Thiên Y: trực tiếp nói về y học. Người có Thiên Y tính sạch sẽ, vệ sinh và có năng khiếu về thuốc men. Ngoài ra, Thiên Y cũng có nghĩa cứu giải bệnh tật và có nghĩa hay dùng thuốc khi có bệnh.
Ngoài ra, còn có những sao trợ y: Ân Quang, Thiên Quý - Thiên Quan, Thiên Phúc - Tả Phù, Hữu Bật. Ân Quang, Thiên Quý chỉ cái phúc do Trời ban cho. Đi với bộ sao bác sỹ, sẽ được nổi tiếng nhờ mát tay, nhờ may mắn, được linh thiêng phù trợ, soi sáng dẫn dắt trong vấn đề trị liệu. Đồng thời, Quang Quý cũng nói lên tinh thần vị tha cao độ của một y sĩ có lương tâm chức nghiệp, yêu nghề, tin nơi nghề và được nghề đãi ngộ xứng đáng, lấy việc cứu người làm lẽ sống cao cả, ít quan tâm đến khía cạnh tiền bạc của nghề thuốc. Thiên Quan, Thiên Phúc nói lên xu hướng xã hội của y sĩ. Với 4 sao này, y sĩ hay bố thí, cứu người không lấy tiền, làm việc với sự tận tâm và vị tha nhờ đó mà được nổi danh. Tả Phù, Hữu Bật trong cách y sĩ cũng có nhiều ý nghĩa cứu độ làm phúc nhưng thông thường, hai sao này nặng ý nghĩa đắc thời, có sự nghiệp y dược lớn, cụ thể như có bệnh viện riêng, được bác sỹ, y tá trợ giúp.
Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần: có hiệu lực hóa giải bệnh tật. Người có bệnh gặp ba sao này thì mau hết bệnh vì gặp thầy, gặp thuốc còn y sĩ có ba sao này thì cứu mạng và chữa trị rất công hiệu cho bệnh nhân.
+ Về năng khiếu chuyên khoa:
- Những chuyên khoa có tính kỹ thuật do những sao dưới đây biểu diễn:
Thái Âm, Thái Dương: bác sỹ chiếu điện hay chụp hình hoặc là sử dụng các phương pháp chữa trị băng điện, bằng quang tuyến hay tia phóng xạ.
Thiếu Âm, Thiếu Dương: tương tự như trên nhưng yếu tố âm dương cực nhỏ cho nên đồng hóa với điện tử.
Thiên Hình, Kiếp Sát: bác sỹ giải phẫu, chắp vá, thay thế bộ phận thiên nhiên bằng bộ phận nhân tạo.
- Những chuyên khoa trong cơ thể bao gồm các ngành đặc biệt dưới đây:
Thái Âm, Thái Dương: hai mắt và là bộ thần kinh đồng thời cũng là tâm linh con người.
Tuế Phá: chỉ bộ răng - bác sĩ nha khoa
Phượng Các, Long Trì, Phá Toái: bác sĩ Tai-Mũi-Họng
Mộc Dục, Thai hay Đào Hoa, Hồng Loan: bác sỹ phụ khoa, sản khoa.
Hỷ Thần: chuyên về trĩ
Thiên Riêu, Kình Dương: chuyên khoa sinh dục nam
Bạch Hổ, Địa Kiếp: bệnh ung thư
Thiên Hình, Kiếp Sát: bác sĩ châm cứu
Đào Hoa, Hồng Loan, Hoa Cái: chuyên khoa thẩm mỹ, chuyên sửa sắc đẹp
Thiên Mã hay Kình Dương, Đà La: ngành chỉnh hình.
Nếu không có chuyên khoa mà có Hóa Kỵ thì là bác sĩ trị liệu tổng quát.
Nếu có thêm Thái Tuế, Lưu Hà, Hóa Khoa, Văn Xương, Văn Khúc thì có dạy và sáng tác về y khoa. Nếu có thêm Khôi, Việt thì trong ngành chuyên môn, đương số rất nổi danh.
e. Ngành kiến trúc:
Long Trì, Phượng Các - Thái Âm: Long, Phượng chỉ nhà cửa và cảnh trí trong nhà, trong vườn. Thái Âm chỉ bất động sản.
Tấu Thư, Hồng Loan: chỉ hoa tay hay năng khiếu mỹ thuật, mỹ nghệ nói chung, thích hợp cho người vẽ kiểu nhà, kiểu lăng tẩm, dinh thự.
4. Những nghề liên quan đến nghệ thuật: bất luận nghề nào cũng phải có Tấu Thư hoặc Hồng Loan hoặc Thiên Cơ. Nếu không, đó chỉ là một sự hiểu biết hay sở thích chứ không phải nghề.
a. Nghề nhạc: phải có đủ 3 sao: Tấu Thư (chỉ sự linh mẫn, tế nhị và cả ngón cần thiết), Hóa Lộc (nghệ thuật, sự sành điệu, biết chơi, biết thưởng thức, biết ứng dụng) và Phượng Các (lỗ tai hay thính giác). Với 3 sao này, đương số sẽ là nhạc sĩ, sống về âm nhạc hoặc là chuyên viên âm thanh trong kịch trường hoặc phim trường. Nếu có thêm sao khoa giáp thì đương số sẽ là giáo sư âm nhạc hay nhà khảo cứu về âm nhạc, âm thanh.
b. Nghề họa: Ngoài Tấu Thư hoặc Thiên Cơ, đương số phải có sao Hồng Loan chỉ hoa tay. Nếu có thêm Long Trì, Phượng Các cũng được.
c. Nghề nữ công: Ngoài Tấu Thư, Hồng Loan hay Thiên Cơ, phải có Kiếp Sát hay Thiên Hình (thêu, may, cắt và vẽ kiểu áo thời trang, chế mốt thời trang ...)
d. Nghề nấu ăn: Ngoài Hóa Lộc, Tấu Thư, Hồng Loan còn phải có Long Trì hay Hóa Kỵ và Thiên Trù.
e. Nghề kịch: các sao của nghề nhạc, nghề họa đều có thể ứng dụng cho nghề kịch. Nếu có thêm Đào Hoa, Vũ Khúc, Thiên Hỷ, Hỷ Thần thì càng hay. Nghề kịch chỉ hiển vinh nếu các sao đắc địa và có thêm Văn Xương, Văn Khúc hay Thái Âm sáng sủa. Nếu có thêm Thiên Khôi, Thiên Việt thì xuất chúng.
f. Nghề ca: ngoài các sao của nghề kịch, phải có Phá Toái hay Phượng Các.
g. Nghề vũ: có sao của nghề kịch là đủ. Nếu có thêm Thiên Mã thì rõ ràng hơn nhưng phải có sao Hoa Cái (làm dáng, sự quyến rũ bằng điệu bộ kiểu cách).
st.

Chọn nghề nghiệp qua Tử-Vi (phần 3)

cụ Phong Nguyên
Nhiều sách báo về Tử-Vi và nhiều nhà Tử-Vi đã đưa ra một số cách tạm gọi là công thức để đoán nghề nghiệp. Thoạt coi hoặc nghe ai cũng cho là dễ dàng và đơn giản như hai với hai là bốn. Vì thế có nhiều người tập coi tử vi cứ theo các công thức ấy mà đoán, có lúc thấy đúng, có khi thấy sai hẳn đâm ra hồ nghi khoa Tử-Vi. Thực ra những người đã rành về Tử-Vi đều cho rằng khoa này chỉ có thể đoán được gần đúng các nghề nghiệp hoặc nêu ra được khuynh hướng của mỗi người, chứ ít ai dám quả quyết phải làm nghề gì hoặc theo ngành nào, ngoại trừ một số rất ít nghề rõ rệt (như Bác sỹ, Luật sư …) may ra có thể quyết đoán nổi, vì có nhiều nghề không xếp loại được ở trong xã hội, nhất là vào thời đại văn minh, khoa học tiến bộ vượt bộ hiện tại.

Với ý niệm đó trong bài này, tôi không dám có cao vọng đưa ra những tiêu chuẩn chính xác để giải đoán nghề nghiệp mà chỉ xin nêu ra một số trường hợp tiêu biểu cho vài loại nghề nghiệp thông thường trong xã hội, để giúp quý bạn phần nào trong việc giải đoán khuynh hướng hoặc khả năng của một cá nhân. Tôi được biết ở Sài Gòn có một nhà Tử-Vi hiện đang hành nghề rất ăn khách (xin tạm giấu tên để tránh mọi sự hiểu lầm, xấu cũng như tốt) tuy không có căn bản nho học về tử-vi và tuy không được chân truyền về khoa này mà rất cừ khôi về phương diện đoán ra nghề nghiệp. Tuy nhiên vị đó đã cố gắng khoa học hóa và cập nhật hóa khoa tử-vi đến mức dám quyết đoán một cách rất chi tiết và dứt khoát nghề nghiệp (như kỹ sư nông nghiệp, cầu cống, điện, giám đốc ngân hàng, đạo diễn điện ảnh …… ) và do đó đã có rất nhiều trường hợp bị sai trật hẳn, nhờ các thân chủ của vị này đã cho tôi biết như vậy. Thực ra vị đó cũng không hẳn đã kém về tử-vi, nhưng vì đã có cao vọng “thần thánh hóa” tử- vi tới mức chính xác như vậy cho nên phải thất bại dù có kinh nghiệm và căn bản đến đâu chăng nữa. Tôi đã từng tham khảo nhiều ý kiến các vị cao thâm về tử-vi ở khía cạnh này thì vị nào cũng không cho rằng có thể đoán dứt khoát về nghề nghiệp.
Trong chiều hướng nêu trên tôi xin liệt kê dưới đây một số trường hợp tiêu biểu cho vài loại nghề nghiệp:
1 – KHUYNH HƯỚNG VỀ NHA, Y, DƯỢC
Tương đối ngành này còn dễ tìm ra vì thời Đức Trần-Đoàn hoặc thời xưa cũng phải có giới chuyên về chữa bệnh, về thuốc như Biển Thước, Hoa Đà chẳng hạn cho nên ông thầy nào quyết đoán một thân chủ là bác sỹ y khoa, nha sĩ, dược sĩ thì tưởng cũng không có gì là liều lĩnh. Theo kinh nghiệm riêng thường thường tôi thấy những người có khuynh hướng y khoa thì Mệnh, Thân (lẽ dĩ nhiên phải hợp các cung chiếu về) hay có Thiên Lương hoặc Cự Môn hội Khoa, Quyền, Lộc, Tả Hữu, Xương, Khúc, Diêu Y đắc địa và hợp Mệnh, Thân. Nếu thiếu Thiên Lương hoặc Cự Môn thì hãy có Thiên Quan, Thiên Phúc. Nếu có thêm Kình Dương (dù cư Ngọ) thì chuyên về giải phẫu vì Kình trong trường hợp này tượng trưng cho con dao mổ, hoặc có Thiên Hình cũng thế. Ngoài ra nếu được thêm Song-Hỷ hoặc một Hỷ cũng được, thì ít khi gây chết chóc cho bệnh nhân, hoặc cung Nô ít hung sát tinh cũng vậy, chứ gặp trường hợp cung Nô có Hỏa Linh, Hình, Đà, Mã, Tang, Khốc, Hư … mà Mệnh của đương số lại có Không, Kiếp thì thật là tai hại cho đương số và bệnh nhân.
Còn một điểm nữa rất quan trọng là nếu các sao tại Mệnh, Thân hãm địa lại khắc Mệnh, Thân thì dễ trở thành bác sỹ thiếu khả năng, tắc trách. Không những thế còn cần xem cung Nô có môi trường để trở thành bác sĩ y khoa hay không. Thí dụ như cung Nô mà có toàn trung tinh đắc cách như Long Phượng, Quang Quý, Thai Tọa, Cáo Phụ, Xương Khúc … thì chưa chắc làm nghề bác sĩ, hoặc có bằng bác sĩ y khoa mà chỉ lao mình vào chốn thương trường hoặc lĩnh vực chính trị … như ta thường thấy trong xã hội.
Nếu gặp trường hợp các bộ sao trên tại Mệnh, Thân không đủ thì sao? Xin thưa rằng nếu thiếu một sao thôi thì vẫn có thể trở thành bác sĩ y khoa nhưng đương nhiên sẽ kém về mặt khía cạnh theo ý nghĩa của sao thiếu. Tỷ dụ như thiếu saoHóa Lộc thì bác sĩ sẽ ít khách; thiếu Hóa Khoa thì không linh động, không thích nghiên cứu, trau giồi thêm; thiếu Hóa Quyền thì ít uy tín hoặc không nắm được vai trò quan trọng trong một tập thể chuyên môn. Còn như thiếu hẳn một bộ sao (như Tả-Hữu, Xương-Khúc, hoặc Khoa, Quyền, Lộc ..) thì chỉ làm y tá, bà mụ (Nếu có Thái Âm hãm địa hoặc lăng băm …)
Về trường hợp Dược sĩ hoặc Nha sĩ tôi nghiệm thấy có nhiều trường hợp gần giống như Bác sĩ y khoa cho nên rất dễ lầm. Tuy vậy, nếu là Dược sĩ thường hay có bộ Long Phượng (lẻ bộ không đúng), Thái Tuế (tượng trưng cho vị thuốc thêm vào); còn Nha sĩ thường hay có Tuế Phá (răng), Khốc, Hư (sâu răng) ở cung Nô Bộc và Cự Môn cư cung Quan Lộc hay cư cung Tài (ở Mệnh ít khi đúng) cùng với một số sao về Bác sĩ.
Trên đây tôi chỉ nêu ra những sao, tôi thường hay gặp vì thực ra cũng có thể có một vài nhóm sao khác chỉ về khuynh hướng này mà tôi chưa hề gặp chăng. Vậy các bạn đang tập coi tử-vi nên dè dặt khi quyết đoán, đừng nên áp dụng quá máy móc.
Để kết luận phần này tôi cần nói thêm rằng trong giai đoạn hiện nay vấn đề trở thành bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ không còn gặp khó khăn như thời nước ta bị Pháp đô hộ, cho nên nhiều trường hợp có lá số thiếu khá nhiều sao tiêu biểu cho khuynh hướng này mà vẫn đạt được mục đích của ngành, trong khi tôi coi một lá số của một y tá già chỉ thiếu có Khoa, Quyền mà không theo nổi ngành y khoa, đó cũng chỉ vì ông ta sinh vào thời đại văn hóa bị kềm chế. Xem như thế đủ thấy Tử-Vi nhiều khi phải đoán theo thời là khó !
2 – KHUYNH HƯỚNG LUẬT (như Luật – Sư, Thẩm Phán)
Thời phong kiến xưa ở Bắc Trung Hoa tuy chưa có hệ thống gì về Luật nhưng cũng có những vị quan phụ trách về công lý (như Bao Công chẳng hạn) cho nên tìm hiểu ngành Luật qua Tử-Vi cũng không có, chỉ là cao xa nhưng có điểm hơi khó là làm sao phân biệt được Luật sư và Thẩm phán trong lá số.
Nói chung, người nào có khuynh hướng về Luật thì thường thường lá số phải có Tuế, Khốc, Hư, Cái, Tấu-Thư hội Xương Khúc, Nhật Nguyệt, Liêm-Tham, Khoa, Quyền, Lộc, Khôi Việt, Tả-Hữu … chiếu về Mệnh, Thân, Tài, Quan.
Nếu muốn tìm ra là Luật sư thì nên chú trọng thêm cung Tài bạch (Nếu “Thân” cư ở đó lại càng chắc chắn nữa) xem có Lộc Mã, Tả, Hữu, Xương Khúc, Tuế, Cái, Khốc, Hư hay không vì Luật sư thường phải chú trọng đến vấn đề tài chính, song song với ngành chuyên môn của mình (Lộc, Mã), đồng thời phải có sự giúp đỡ cho thân chủ của mình (Tả, Hữu). Nếu vị Luật sư nào có Liêm-Tham tại Tị-Hợi thêmLộc Tồn mà thiếu Khôi Việt thì chủ và tớ không có lương tâm, còn nếu như có Quan Phúc, Nhật Nguyệt tại Mệnh Thân thì thực là trung hậu, đàng hoàng, tận tâm.
Nếu muốn đoán là Thẩm phán (Chánh án, Dự Thẩm, Biện lý cũng thế) thì cần chú trọng đến các sao liêm khiết, nghiêm cẩn, đông đảo chiếu Mệnh, Thân như Liêm- Tướng, Liêm-Sát, Thiên-Hình, Quan-Phúc, Khôi Việt, Quang Quý ngoài các sao cần thiết cho các ngành chuyên môn nói trên. Nếu Thiên Quan, Thiên Phúc không có, thì vị đó chỉ xử theo luật, chứ không bao giờ nghĩ đến tình cảm, hoặc châm chước bớt đi; nếu cung Tài có nhiều sao tài lộc mà cung Mệnh, Thân thiếu sao nghiêm cẩn thì dễ bị đồng tiền chi phối dễ trở thành tham nhũng.
Cùng với cách chung nêu trên, nếu thiếu Khoa, Quyền, Lộc hoặc Xương Khúc, Khôi Việt thì có thể giải đoán là: Lục sự, Thừa phát lại hoặc cùng nữa là thư ký tòa án …
Tôi xim tạm ngưng bài này nơi đây và hẹn sẽ tái ngộ với quý bạn trong bài tới đề cập đến một số nghề nghiệp khác (như giáo sư, giáo viên, công tư chức, thương gia, kỹ sư ..) Kể ra bài này hơi ngắn, nhưng tôi hy vọng phần kế tiếp sẽ phong phú hơn nhiều để khỏi làm thất vọng quý bạn.