Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Kỳ an Chồng giết vợ

thienquanthienphuc


Hồ sơ Chồng giết Vợ xong rồi tự sát quả thật lý thú vì tôi truy cập thêm tin tức và biết ngày giờ tháng năm sinh của người vợ. Lập lá số thấy rùng mình vì lá số của người vợ quá trùng khớp với lá số chồng, càng xác định chồng sinh giờ Thân.

Tôi sẽ trình làng sự luận giải dùng phép Lưu Cung và Thái Tuế Nhập Quái để cho thấy biến cố dữ dội xãy ra không phải là vô cớ, nhất là sự trùng cung và sự truyền tinh thể hiện quá sắc nét qua cặp hồ sơ hi hữu này.

Vợ người Mỹ, sinh ngày 16 tháng 11 DL, 1912, giờ Mão
Chồng nguời Mỹ, sinh ngày 12 tháng 11 DL, 1906, giờ Thân 

Rà thử các mạch chánh của lá số người vợ

Cô này đẹp nên chồng ghen. Tuổi Tý có Đồng Âm tại Tý rất trữ tình, dung nhan yêu kiều thu hút. Nên đoán mệnh ẩn nằm ở cung TÝ bị Kình Hình xâm phạm, rất tai hại cho mạng Mộc. Chồng ôm Thiên Hình độc thủ khắc chế vợ vô cùng vì có Tuế Phá, lại hay rình rập nghi ngờ vì có Đẩu Quân.

Tượng Chồng an tại Dần với Thái Duơng cũng là chỗ Thân cư Di của cô này, xác nhận 2 người đồng tử 1 lúc vì KK Tang Hổ gia Riêu trong tam hợp của cung Phu và cung an Thân nên vợ chồng chết 1 ngày! Cái chết của mình do chồng gây ra.

Bộ Tam Ám mang sui sẻo vô cùng, vào năm ĐInh Hợi, Hóa Kỵ an với Cự Môn nên chồng cãi nhau với vợ, đồng lúc Tam Ám thành lập trong tam giác cung gia đạo có Kình Hình nên chết vì hung khí Kim loại.

Chồng nhập quái tại Ngọ cũng là cung Phu của ds. Đuơng số ẩn mệnh tại Tý có Đồng Âm xinh đẹp, cùng với cung An Thân tại Dần kẹp Nô ở giữa. Nô có Tham Kỵ XK Đào Tả Hữu Phục Binh Thiên Không nên vợ chắc có ngoại tình và rất đào hoa đắc kép.


- Phục Binh đi tắt, ra vào ngõ sau
- Thiên Không ma bùn, làm tan tành cuộc đời vì cung này tệ hại gây oán hờn thị phi do có Hóa Kỵ nên vào năm Đinh thêm 1 Kỵ (năm Đinh an Kỵ đi với Cự) cạnh Nô thành song Kỵ biến Cự Môn thành dâm tà gian xảo vì có KK.

Thân giáp Nô, còn mệnh ẩn tại Tý cũng giáp Nô. Tham Lang gặp Kỵ thêm XK Đào Tả Hữu Thiên Không thì cô này ngoại tình làm chồng ghen lên giết chết.

DH tử vong an tại Tị cũng giống DH tử vong của chồng cũng an tại Tị. Chúng ta thấy lực lượng sát hung tinh Kim hành tập trung thành chùm.


Thiên Hình là cách chánh tận diệt mạng Mộc, gia Lưu Kình Lưu Đà kẹp giữa Hình là cách Kình Hình rất hung dữ.


Năm 36 t AL, Đinh Hợi. Song Hạn cùng Lưu Thái Tuế tạo thành 1 đường thẳng ở trục TỊ Hợi.


Hỏa Linh là 2 sao đoản thọ. Có Khoa trấn giữ cung Hơi mà cũng chịu không nổi áp lực của Hỏa Tinh cùng Kình Đà giáp 1 bên. Kiếp Sát biến thành sao Địa Kiếp nên Khoa làm cho cái chết nhanh hơn bình thường.

DH ở TỴ tức Lưu Phu tại Mão. Gặp Liêm Phá Đào Hồng nên tình duyên nát bét. Tháng 7 AL Thiên Hình vào Mão đụng Thiên Tướng làm chồng bị Hình sát thuơng Thiên Tướng.

TH tại Hợi cùng chỗ với Lưu THái Tuế, cũng là cung Hạn tháng 7.

Chúng ta thấy cô này trúng 1 bầy hung sát tinh toàn là KIM: Kiếp Sát, Lưu Thiên Hình tại Mão, Lưu Kình Lưu Đà chiếu về, giáp Kình Đà. Phi Liêm Hỏa Hình Việt là cách trúng đạn mà chết ở cung Hợi.


Dĩ nhiên bị chồng giết. Nhưng làm sao giải thích chồng rượt đến nhà mẹ mình mà truy sát?

Ai có hứng hãy giúp tôi điền vào các khoảng trống của kỳ án này cho câu hỏi phía trên, dĩ nhiên tôi có câu trả lời. Xin nhắc tuồng :

1. DH ở TỊ thì cung Phụ Mẫu nhập vào cung Phu tại Ngọ

2. Tháng 7 tại Hợi thì cung Hợi chính là cung Lưu Thái Tuế như vậy cung Phụ Mẫu Lưu sẽ ở Tý cho năm Hợi, cũng là điểm nóng của tháng 7 khi án mạng xãy ra ở nhà mẹ mình.

Vậy hung khí Thiên Hình Kình Duơng biểu hiện ra sao trong tháng 7 và ứng vào phép Lưu Cung (theo DH, theo Lưu Tuế và Lưu Nguyệt Hạn) để kết luận chồng xuất hiện ngay trước cửa nhà mẹ và giết ds?

Phải chăng mình lúc đó về nhà mẹ khi Điền của mẹ tại TÝ vì có Thái Âm, gặp chồng dùng Kình Hình đả thuơng mình?

Lưu mệnh



ThienKyQuy Trước hết tôi xin cảm ơn bạn Vuan97 và LND đã đặt vấn đề. Vì một ki có vấn đề thì sẽ có câu trả lời. Tuy nhiên, nhân đây tôi xin đính chính lại danh từ một chút với bạn Vuan97. Khi Vận chuyển đến một Đại Vận nào đó thì lấy cung ấy làm cung Mệnh Vận hay còn gọi là Lưu Mệnh, tức là chỉ theo thời gian 10 năm đó mà thôi. Vận hay Lưu có nghĩa là không chính thức, chỉ tạm thời.

Cung Mệnh Thân là chính, còn Mệnh Vận là cái chỉ rõ sự tốt xấu từng thời gian của đương số, gom lại từng 10 năm một. Nếu không có Mệnh Vận thì làm sao biết đương số lúc nào khỏe mạnh, lúc nào bệnh tật, lúc nào phát tài, lúc nào hao tài phá sản... Thế thì xin hỏi tại sao đương số có thời gian tốt xấu và được chỉ rõ ra mà Phụ Mẫu, Huynh Đệ, Phu Thê, Tử Tức lại không có? Dĩ nhiên, theo tôi thì phải có, vì nếu không thì làm sao đoán được khi nào cha mẹ hay anh em phát giàu, khi nào xuống dốc, khi nào chết, khi nào bệnh, khi nào bất hòa... Hiểu được điều này thì vợ con cũng không ngoại lệ. Chắc chắn từ đó chúng ta sẽ rộng đường giải đoán.

Hiện tại tôi sực nghĩ ra ngay 3 lá số nói về năm con mất:

Chúng ta thấy cả ba lá số đều nằm trong những định luật hay công thức sau:

1. Đại Vận đến cung có Tang Hổ

2. Hoặc Đại Vận đến hoặc xung cung Tử cố định có Hao Sát Tinh

3. Lưu Thái Tuế hoặc Tiểu Vận xung cung Tử Vận hay vào cung Lưu Tử có Hao Sát Tinh.

Đó là những năm mất con.

Dĩ nhiên, ở cung Tử Cố định phải có dấu hiệu hiếm con, mất con, tang tóc thì mới đoán như vậy, nếu không thì con cái chỉ là bệnh tật nặng mà thôi.

Bây giờ tôi giải thích ra cho rõ ràng theo công thức trên.

1. Lá số 1
Lá số thứ nhất đến cung Tử ở Mùi có Tang Hổ Khốc, như vậy là Mệnh Vận đến cung Mùi thì cung lưu Phụ ở Thân, Lưu Phúc ở Dâu... Lưu Tử ở Thìn.

- Năm Đinh Sửu (1999) và Lưu Thái Tuế vào cung Điền Tiểu Vận ở Mão xung cung Dậu (Lưu Phúc) có Thái Âm Hóa Kỵ, Tang Hổ và Lưu Tang Hổ, Kình Đà bà nội mất.

- Năm Mậu Dần (1998) xung cung Lưu Phụ Mẫu gặp Cô Quả, Không Kiếp, Hỏa, Lưu Tang Hổ... cha mất

- Năm Canh Thìn (2000) Lưu Thái Tuế vào cung Lưu Tử gặp Không Kiếp xung phá con mất.

Dĩ nhiên Mệnh Vận vào cung Tử thì thấy khó tránh tang tóc nói chung và liên quan đến con nói riêng, nhưng năm nào con cái gặp nạn mới là điều quan trọng? Dĩ nhiên phải đến năm có liên quan đến cung Lưu Tử mới xảy ra vấn đề.

2. Lá số thứ 2 của Endopain
chúng ta cũng thấy khi Mệnh Vận đến cung Điền ở Mùi thì Tử cung có Địa Kiếp bị xung Động, cung Lưu Phụ ở Thân có Thiên Khốc, cung Lưu Tử đến cung Thìn.

- Năm Bính Tuất Lưu Thái Tuế xung cung Lưu Tử, Tiểu Vận vào cung Lưu Tử có Bệnh Phù và hội đủ Tang Hổ Khốc, Kình Đà và Lưu Tang Hổ Khốc Kinh Đà nên có tang. Lưu Thái Tuế xung cung Tử có Thanh Long, nên có việc vui là vợ có thai, có việc buồn là vợ hư thai.

- Năm Mậu Tí thì Tang Hổ Khốc và Lưu Tang Hổ Khốc Kình Đà đều giáp hai bên Mệnh Vận, chính là cung Lưu Phụ và Phúc cố định nên có Đại Tang của cha.

3. Lá số thứ 3
cung Tử có Lộc, Đào Hồng Lưu Hà, Linh Hỏa cho nên khó tránh họa về thai nghén. Mệnh Vận đến cung Hợi có Tang Môn, cung Lưu Tử đến cung Thân bị Không Kiếp xung phá.

- Có thai đầu hè năm Dần cuối năm Mậu Dần sẽ sinh vào ngày Tết nhưng sắp đến ngày thì Thai nhi bị chết. Thành ra Tang hai năm Dần Mão.


Cho nên cần phải xem 12 cung cố định là chính còn khi Lưu 12 cung ở Đại Vận là để chỉ rõ việc gì xảy ra và xảy đến cho ai, vào thời điểm nào. Tỷ như Lá số có cung Huynh Đệ tốt, thì Huynh Đệ không thể nghèo khổ được, nhất định phải khá giả, hoặc giàu có. Thế nhưng không có nghĩa là Huynh Đệ của đương số sẽ không có lúc hao tài tốn của, hoặc phá sản. Vậy thì xin hỏi khi nào Huynh Đệ của đương số bị hao tài tốn của, tai họa, hay phá sản?

Câu trả lời khá đơn giản thôi. Khi Huynh Đệ Vận (hay cung Lưu Huynh Đệ) chuyển đến cung có Hao, Phá, Sát Tinh, và gặp Lưu Thái Tuế hay Tiểu Vận đến hay xung Huynh Đệ Vận thì Huynh Đệ sẽ bị xấu. Nói chung xem trong cung Cố định thì đã rõ, nhưng nếu không xem Vận thì sẽ khó có thể đoán được khi nào sự việc ấy xảy ra. Những nguyên lý này cần phải nắm rõ thì khi áp dụng mới thấy cái sự huyền vi trong lá số mà thường tình nhìn không ra. Bonus: Nhưng nhớ Lưu cung Phụ của Obama ở Ngọ, để thấy rằng Lưu Thái Tuế và Tiểu Vận xung thủ cung Lưu Phụ Mẫu, Đại Vận xung cung Phúc cố định, Đại Vân đầy đủ Khốc, Hổ, Nhật Nguyệt gặp Địa Không... Nên bà nội cũng là mẹ nuôi của Ô Ba Má vừa từ trân nhé hehehe.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

MANH NHA VỀ PHƯƠNG THỨC CẢI TẠO VẬN MỆNH


Thủy Lưu
Gần đây, dưới chính sách mở cửa về kinh tế lẫn văn hóa của nhà nước, khoa học dự đoán phát triển rất mạnh mẽ. Trong số các môn khoa học dự đoán thì môn Tứ trụ - Tử bình đưa ra nhiều những biện pháp hữu ích trong việc bổ khuyết, chế hóa, cân bằng ngũ hành trong mệnh lý từ tổ hợp Tứ trụ.
Những phương pháp này bao gồm nhiều thao tác tổng hợp như cải tạo phong thủy trong nhà ở, đến việc lựa chọn màu sắc, trang phục, nghề nghiệp, phương vị cầu tài, đặt tên, biệt hiệu, bút danh… Thế nhưng khi nghiên cứu sâu về vấn đề này ta sẽ nhận ra những điều trên chưa đủ, trong quá trình cải tạo vận mệnh của mỗi người. 

Theo quan điểm triết học Phương Đông trong cuốn Tam tự kinh có viết: Tam tài giả, Thiên địa nhân. Tam quang giả, nhật nguyệt tinh. Nghĩa là ba bậc tài gồm có trời, đất và con người, ba nguồn sáng trong vũ trụ bao gồm mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú. Bởi vì coi con người là một đấng tài đức sánh ngang cùng vũ trụ, được coi là một tiểu vũ trụ, có những yếu tố âm dương, ngũ hành, thể chất và tâm hồn, có quy luật vận động phát triển sinh lão bệnh tử…nên thuyết Tam tài, hay Tam nguyên Thiên - địa - nhân đã được xây dựng nên.
Đúng vậy, con người là một thực thể sinh học và xã hội. Hay nói một cách khác đi thì mỗi người là một tiểu vũ trụ, có các thuộc tính về âm dương, ngũ hành, có quy luật vận động và phát triển, và đương nhiên cũng đầy những huyền bí, tinh tế bao hàm trong đó. Vận mệnh của con người chính là những quy luật vận động mang tính chất khách quan, tất yếu trong cuộc sống. Những quy luật này có tốt có xấu. Giầu sang vinh hiển của con người cũng có biểu đồ như hình vẽ một quả trứng vậy, một số ít đại phú, đại quý những cũng có một số ít ở đáy quả trứng, nghèo túng, khó khăn, bần hàn, bất hạnh, bệnh tật tăm tối cứ dày võ hành hạ mãi không thể nào ngóc đầu dậy được. Còn lại phần đa con người trong xã hội có cuộc sống no cơm ấm áo, khá giả. Một điều tin chắc rằng không thể nào có thể cải tạo toàn phần, biến một xã hội không còn những mảnh đời bất hạnh, đó là một điều quá sức ảo tưởng, không tưởng. Thế nhưng con người luôn hướng tới một thế giới ngày môt tốt đẹp hơn, hướng tới một cuộc sống no ấm, hạnh phúc hơn. Nho giáo cho rằng: “Quân tử tự cường bất túc”. Hay như quẻ Càn trong Kinh dịch miêu tả đức cương kiện, tiến thủ không ngừng hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn. Vậy thì con người ta tin tưởng và hoàn toàn có cơ hội cải thiện vận mệnh mình bớt xấu đi (khi mà nó quá xấu), hay tốt đẹp lên thêm như hoa thêu gấm dệt (khi mà bản thân nó đã tốt). Việc cải thiện vận mệnh con người được thực hiện và chỉ khi có kết quả dựa trên quá trình tu dưỡng, học tập, sản xuất, lao động sáng tạo kiên trì bền bì và không biết mệt mỏi mà thôi.
Con người là môt tiểu vũ trụ, muốn cải thiện được vận mệnh con người cần căn cứ vào chính bản thân của con người sau đó mới đến việc áp dụng các phương pháp ở ngoài để bổ trợ thêm vào. Các phương pháp mà chúng ta vẫn thường được nghe như khuyết hành này, hành kia quá vượng, nên chọn tên bộ mộc, hay nên chọn tên bộ thủy chính là dụng thần điều hầu trong tứ trụ.
Khi lấy con người làm trọng tâm của công cuộc cải vận chúng ta cũng cần phải xét đến việc tự cường trong nội tại. Nôi dung này sẽ có hai vấn đề cơ bản mà tôi sẽ trình bày dưới đây.
Thứ nhất: Yếu tố về mặt xã hội
Đạo đức: Đạo đức bao gồm tất cả các chuẩn mực thái độ hành vi của con người trong xã hội phù hợp với quy tắc ứng xử quan điểm quan niệm và dư luận xã hội. Nếu vi phạm những quy chuẩn này con người sẽ bị dư luận xã hội lên án, phản đối, lương tâm chịu đau khổ, giày vò, hối hận.
Pháp luật bao gồm tất cả những quy định chuẩn mực chung được nhà nước đề ra để quản lý đất nước, quản lý xã hội, nhằm đưa xã hội đi vào quy củ, bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội. Cá nhân và tất cả các tổ chức đều phải tuân thủ, nếu vi phạm sẽ bị xử lý bằng các biện pháp cụ thể.
Như vậy một cá nhân muốn có cuộc sống ổn định, tạo điều kiện để xây dựng cuộc sống no âm văn minh điều đầu tiên chính là phải tôn trọng và thực hành theo các quy chuẩn về đạo đức và pháp luật. Khi vi phạm những nguyên tắc trên tắc sẽ bị xử lý, bởi thế mặc dù được tự do trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, sinh hoạt…nhưng con người luôn phải ước thúc, kiểm soát, tu dưỡng bản thân để không vi phạm những quy chuẩn tối thiểu trên. 
Thứ hai về mặt học thuật:
• Căn cứ vào chính bản thân nội tại con người: Mỗi một tổ hợp tứ trụ của mỗi người để đạt được trạng thái lý tưởng nhất đó chính sự cân bằng, hài hòa sinh khắc hợp lý. Nhưng trên thực tế rất hiếm những người đạt được trạng thái lý tưởng đó. Hầu hết đều thiên về cực vượng, hoặc cực nhược, Khổng tử nói trong Tứ thư đó chính là trạng thái bất cập hoặc thái quá. Mục tiêu của cải biến vận mệnh chính là tìm ra nguyên nhân mất cân bằng để đưa ra những biện pháp cụ thể trong tư duy, sinh hoạt, công việc, phong thủy để đạt tới trạng thái cân bằng. Trong tất cả những điều trên khi lấy con người làm trung tâm thì cá nhân mỗi người có vai trò tích cực nhất. Cụ thể như sau: 
- Người khuyết Mộc hoặc Mộc suy trong tổ hợp tứ trụ: Trong ngũ hành Mộc chính là lòng nhân ái, ôn hòa, và tinh thần nghiên cứu, học tập, tỉ mỷ siêng năng. Nếu như khiếm khuyết, hoặc suy nhược về hành Mộc, cá nhân người đó phải nêu cao tinh thần nhân ái, độ lượng, thương người và chịu khó nghiên cứu, học tập để có khối lượng tri thức đủ đáp ứng và xử lý các tình huống trong cuộc sống. Thực hiện các công tác xã hội, công tác từ thiện… Những việc làm trên chính là tự thu hút mộc khí cho mình một cách hữu hiệu nhất
- Người Mộc vượng: Đối với những người Mộc vượng thường có một thói quen trong tư duy đó chính là đầu óc suy nghĩ tản mạn, rất khó tập trung, đều này ảnh hưởng lớn tới công việc và quá trình học tập. Không những thế, Mộc vượng thường rất dễ gặp những chuyện thị phi, nói một cách văn hoa là thị phi nhưng thực chất chính là mang tiếng xấu do bị hiểu lầm, hoặc xảy ra tranh chấp cãi cọ, vào hạn xấu còn có thể dây dưa hình pháp, kiện tụng. Bởi vì mộc khí quá vượng tính chất lan man, vì Mộc có tính hướng ra mọi phía, trong quá trình phát triển, thiếu tập trung, lại vì mức độ lan tỏa mà đối diện với thị phi miệng tiếng rất nhiều, chưa kể đến những dễ mắc các bệnh về gan và mật (Trong Đông y, Mộc chỉ gan và mật). Bởi vậy cần Kim để khắc chế bớt. Kim chính là sức mạnh tập trung trong tư duy, Kim chính là lý lẽ, lẽ phải, bởi tính chất cứng rắn, thẳng thắn. Người mà luôn tập trung trong tư duy, nghiên cứu tất sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu. Người mà luôn giữ tâm ngay thẳng tôn trọng lẽ phải thì đương nhiên có gặp thị phi nhưng vẫn không hề suy chuyển, mọi việc được sáng tỏ, người xung quanh lại càng yêu mến, kính phục và tin tưởng hơn.
- Người Hỏa suy, hoặc khuyết Hỏa: Hỏa trong ngũ hành gồm rất nhiều trạng thái, Hỏa có tính nóng, luôn bốc lên cao, và ánh sáng tượng trưng sự nhiệt tình, hăng hái, văn minh hướng thượng. Người Hỏa nhược thường thiếu sự quyết tâm, nhiệt tình và hăng say. Để thu hút Hỏa khí về mình nên nhiệt tình, nỗ lực, hăng hái, và sáng suốt, vững bước đi lên.
- Người Hỏa vượng thường hấp tấp, nôn nóng, vội vã, khi đã quyết tâm thì rất nhiều tình, nhưng một khoảng thời gian ngắn mà không thu được kết quả sẽ chán nản, ể oải, vì thuộc tính bốc lên cao nhưng thiếu tính chất bền vững của ngọn lửa, tâm lý dễ bị kích động, nổi nóng, đôi khi khó kiểm soát được tâm lý. Đối với những người Hỏa vượng vì bản tính hấp tấp, nôn nóng, và tâm lý nhanh nổi giận thì điều cần nhất là dùng Thủy khí để chế ngự lại. Thủy có tính chất thấm xuống, suy tư trầm lắm, cần điều tiết lại trong thói quen về cuộc sống và công việc đó là thói quen bình tĩnh, suy nghĩ sâu sắc, tự kiềm chế cảm xúc của mình. Khi nào tự mình nỗ lực rèn rũa bản thân có được những đức tính đó, khiến cương nhu đều hài hòa thì công việc, cuộc sống và giao tiếp sẽ thành công hơn.
- Người khuyết Thổ, hoặc Thổ nhược: Hành Thổ có đặc tính sự sự tĩnh tại, bao dung, ổn định, trọng hậu, uy tín. Trong ngũ thường thì Thổ thuộc đức Tín, một khi hành này trong mệnh lý bị khiếm khuyết tất sẽ thiếu hụt những đức tính quý báu trên vì vậy những người Thổ nhược hoặc khuyết Thổ cần phải bổ trợ thêm cho mình sự tĩnh tại, khoan dung, tâm lý bình ổn, không nên hoang mang, giao động khi gặp các tình huống trong công việc và cuộc sống. Không những thế đức Tín phải được tôn trong và đề cao, chữ Tín là một đức trong ngũ thường, chính là lòng trung thành, sự tin cậy, niềm tin của mọi người đối với cá nhân. Như vậy Thổ khí, với tư cách, vai trò ngũ hành trung tâm của vũ trụ và vạn vật trở nên rất quan trọng, từ trẻ nhỏ chơi với nhau, cho tới thương gia, hay chính trị gia, hay một người làm công cũng luôn phải giữ gìn uy tín của bản thân, nếu không có niềm tin tưởng của cá nhân với cuộc sống, của mọi người xung quanh với cá nhân thì khó mà làm nên sự nghiệp. Ta vẫn thường nghe câu, “mất niềm tin là mất đi tất cả”.
- Người Thổ vượng, thường là những người có tâm lý bảo thủ, cứng nhắc, tư duy, hành động thiếu sự linh hoạt, lối làm việc thiếu sự biến thông, rập khuôn, máy móc. Giống như lòng trung thành ở trạng thái cao độ tới mức độ thái quá thì đến độ ngu trung, có phần mù quáng. Như hào thượng của quẻ Phong trạch Trung phu được thánh nhân giảng rằng: “Tiếng gà lên tận trời, dù có chính đáng cũng vẫn xấu”. Ý nghĩa là giữ lòng thành tín là tốt nhưng để khi nó đạt tới mức độ cực đoan, cứng nhắc rập khuôn thiếu sự thông biến thì xấu. Chính bởi lẽ đó người có mệnh lý Thổ vượng thái quá cần có tư duy đổi mới, hành động thông biến và linh động, ứng phó phù hợp với tình huống và hoàn cảnh thì mới mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, giàu sang. Mục tiêu của việc cải biến vận mệnh mới đạt được kết quả thành công, thắng lợi.
- Những người khuyết Kim hoặc Kim nhược: Trong ngũ hành Kim tượng trưng có nghĩa, nghĩa chính là đạo lý công bằng trong mối quan hệ ứng xử với mọi người. Kim có đặc tính cứng rắn, tượng trưng cho sự tập trung tinh thần, trí tuệ, kiên cường, can đảm và quyết. Những người khuyết Kim tâm lý khó tập trung, ảnh hưởng tới công việc, trong cuộc sống họ lại thiếu sự cứng rắn, kiên cường. Để bù đắp những khuyết điểm trên những người Kim nhược cần tăng cường sự tập trung trong công việc, hạn chế để những ảnh hưởng bên ngoài gây tác động làm mất tập trung trong công việc, khi học tập nghiên cứu. Trong cuộc sống, họ cũng cần can đảm, cứng rắn, kiên cường, và đối xử nghĩa khí đối với những người xung quanh. Bởi vậy, khi tìm được nguyên nhân mấu chốt của bản thân cần kiên trì rèn luyện và thực hành các yếu tố trên, khi hình thành nên một thói quen nhất định sẽ có tác dụng rất tích cực với sức khỏe và công danh, sự nghiệp
- Những người Kim vượng: Kinh Dịch khi đến hào thượng quẻ Càn có viết: “Cương long hữu hối”. Nghĩa là rồng bay lên cao quá có ý hối hận. Người có Kim vượng thường có tâm lý cứng rắn, lạnh lùng, thẳng thắn, phản ứng rất mạnh mẽ và quyết liệt, thiếu hẳn một sự nhu hòa cần thiết, bởi vậy rất dễ mâu thuẫn, va chạm với người xung quanh, kể cả bề trên trưởng bối. Lão tử cho rằng: “Cứng quá dễ gãy”. Trong thực tế quả đúng như vậy, khi mà tỷ lệ Carbon quá cao trộn hòa với sắt, tạo ra một dạng hợp kim có đặc tính rất cứng, nhưng giòn, dễ vỡ, đó chính là gang. Những người Kim vượng thái quá thường là những người cô độc, lạnh lùng, ít hợp với người xung quanh, bản thân họ rất dễ phạm thượng, xung đột với cấp trên, chính vì lẽ đó cuộc sống không thể nào được hoàn hảo như ý muốn. Đôi khi còn đưa lại những kết quả xấu như bị sa thải, thất nghiệp, gia đạo đổ vỡ chia ly, và tệ nhất là dây dưa đến hình pháp. Bởi lẽ đó, nên người Kim vượng cần trải qua một quá trình rèn rũa tôi luyên trong thực tế, họ cần hạn chế cái tôi bản thân, tôn trọng luật pháp, tôn trọng bề trên trưởng bối, biết mình biết người, khiêm tốn, khoan hòa, cư xử nắm lấy nhân hòa là sợi chỉ xuyên suốt quá trình hoạt động của mình.
- Những người khuyết Thủy, hoặc Thủy nhược: Thủy thuộc về tính linh động, trầm lắng, sâu sắc. Trong ngũ thường Thủy chủ về Trí. Những người khuyết Thủy để đảm bảo cho công việc và cuộc sống nên dành nhiều thời gian cho việc suy nghĩ, trâm tư về mọi vấn đề. Khi trao đổi giao tiếp nên chọn lối hành văn lưu loát trôi chảy. Bằng những việc làm trên họ đã bổ trợ cho mình rất nhiều Thủy khí trong sự trầm tư suy ngẫm theo chiều sâu, và hành văn diễn đạt lưu loát thì tự họ sẽ là quý nhân của chính họ, giúp cho việc cải thiện vận mệnh của mình tích cực hơn
- Những người Thủy vượng thường có một số các đặc điểm về tính tình như sau đầu óc quá mưu mô, trí tuệ sắc bén, lãng mạn ướt át, trầm tư sâu lắng, dục vọng tình ái cao. Để khắc phục những hạn chế trên cần có sự định hướng. Những người Thủy vượng vừa cần lòng nhân ái của hành Mộc, để trí tuệ khỏi đưa vào nẻo tà, làm điều ác nhân, thất đức, vừa cần có sự trung hậu của hành Thổ để tiết chế ước thúc hành vi khỏi lãng mạn, sa ngã về tình ái…
Đạo trong trời đất vốn là quy luật chỗ thừa, bù chỗ thiếu, tránh trạng thái bất cập và thái quá là ở chỗ đó
Như vậy lấy con người làm chủ thể trung tâm trong công cuộc cải vận thì phải dựa vào sự nỗ lực của chính bản thân con người trước sau đó mới áp dụng các biện pháp bổ trợ sau.
• Bổ trợ khiếm khuyết, cân bằng mệnh lý dựa vào hoàn cảnh môi trường xung quanh:
- Bài trí nhà cửa hợp phong thủy với ngũ hành mệnh lý
- Cầu tài, mưu sinh ở phương vị ngũ hành có lợi cho bản thân
- Lựa chọn nghề nghiệp thích đáng để phát huy tối đa tư chất, tài năng, đam mê, triển vọng của mỗi cá nhân
- Đặt tên, đặt biệt hiệu, bút danh, nickname có ngũ hành là dụng thần của người đó
- Các biện pháp phụ khác như trang phục, môn thể thao tập luyện, chế độ dinh dưỡng phù hợp, sử dụng vật phẩm phong thủy, sử dung sim phong thủy cải tạo vận khí có tác dụng phần nào, mang lại sự tự tin của bản thân, và công danh sự nghiệp được hanh thông thuận lợi
(Những việc làm ở mục sau có tác dụng trong một phạm vi nhất định để cải thiện vận mệnh của mỗi người).
Như vậy, nếu con người là chủ thể trong cuộc sống nhân sinh, được xem là trung tâm, trọng điểm của tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội văn hóa, tinh thần, tâm linh. Người ta có nói: “ Con người là hoa của đất” – là một bậc tài trong vũ trụ, thì quá trình cải tạo vận mệnh phải được khơi động và thực hiện tích cực, nỗ lực từ chính bản thân con người. Những biện pháp cải vận bao gồm cả về mặt nhân luân, xã hội, cả về mặt học thuật, kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh, môi trường, công việc, phương vị cầu tài, vật khí phong thủy… sẽ tạo nên một thế nội công ngoại hợp hài hòa, nhuần nhuyễn, gắn bó mật thiết với nhau. Nội lực tự cường, và ngoại cảnh phù hợp sẽ thúc đẩy vận khí của con người rất mạnh mẽ. Thế nhưng để thực hiện được những điều trên tưởng chừng như đơn giản nhưng nó là cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, phấn đấu không mệt mỏi, với tinh thần tự cường bất túc.
Học giả Lộc Dã Phu trong cuốn Dương cơ chứng giải có nói như sau: “Người khôn học hỏi những điều tinh hoa từ những người khác. Kẻ dại thì sẽ lấy bản thân và gia đình mình làm vật thí nghiệm. Tôi không dám nhận mình là người khôn, nhưng thà mang tiếng dại đưa bản thân mình và những người thân vào cuộc thí nghiệm để mong những người khác rút ra được những tinh hoa trong cuộc sống”. Quả thật cao cả và chí lý lắm thay, tôi cũng là một người đã thử nghiệm với bản thân, thấy có những tác dụng vô cùng tích cực cho sức khỏe và thu nhập nhập của bản thân nên viện dẫn ra để chia sẻ cùng mọi người
(Lời nói, hay suy nghĩ của một người chẳng thể nào tránh khỏi những hạn chế bởi nhận thức và tầm nhìn, vì vậy mới đen điều mình nghĩ ra nơi ánh sáng, mong nhận được sự đóng góp chân thành từ nhiều anh em bạn bè, từ đó khắc phục những sai lầm và thiếu sót)
Thủy Lưu

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Tuần-Triệt

TUẦN TRIỆT
Triệt: hành Kim đới Thủy
Tuần: hành Hỏa đới Mộc
Ý nghĩa:
Triệt: là chém ra thành từng mảnh
Tuần: là vây hảm, có tác dụng kìm hãm, ngăn chặn, cản trở
Triệt Tuần ảnh hưởng lên các hành của sao:
Nói chung:
Hành Kim, Hỏa và Mộc: bị ảnh hưởng mạnh nhất
(Hành Mộc bị ảnh hưởng của Triệt hơn Tuần,
Hành Kim chịu ảnh hưởng của Tuần hơn Triệt)
Hành Thủy : bị ảnh hưởng ít hơn
Hành Thổ: bị ảnh hưởng yếu nhất

----
Cường độ ảnh hưởng của Tuần Triệt theo thời gian:
Triệt mạnh ở 30 năm đầu (tùy theo cục, ví dụ Thủy nhị cục thì 32 năm đầu), sau đó yếu đi
Tuần mạnh ở 30 năm sau (tùy theo cục), trước đó thì yếu
Cường độ ảnh hưởng của Triệt Tuần tác dụng lên các cung
Nguyên tắc: người Dương (Dương Nam, Dương Nữ)
Nguyên tắc: người Dương (Dương Nam, Dương Nữ) thì cung Dương bị ảnh hưởng hơn cung Âm
người Âm (Âm Nam, Âm Nữ) thì cung Âm chịu ảnh hưởng mạnh hơn cung Dương
Cứ thế ước lượng:
Dương Nam. Dương Nữ: cung Dương chịu 70% , cung Âm 30% cường độ ảnh hưởng
Âm Nam, Âm Nữ: cung Dương chịu 20%, cung Âm 80% cường độ ảnh hưởng
----
Ảnh hưởng:
- Sao đắc vượng miếu gặp Tuần Triệt mất hết ý nghĩa tốt đẹp vì bị khắc chế
- Sao hãm địa gặp Tuần Triệt thì lại trở thành tốt, là phản vi kỳ cách (nhưng phải trãi qua gian nan mới tốt được)
Đặc biệt: Thiên Tướng, Tướng Quân (dù đắc hay hãm) rất kỵ Tuần Triệt, kỵ Triệt hơn Tuần.
Thiên Phủ kỵ gặp Tuần
Cự Cơ (Cự Môn, Thiên Cơ) Tí Ngọ rất cần gặp Tuần Triệt
Nhật Nguyệt hãm địa gặp Tuần Triệt thì sáng lên, vượng miếu gặp Tuần Triệt thì tối lại
- Tuần Triệt tác động đến các cung:
Ví dụ Tật Ách rất cần Tuần Triệt
Phúc cung vô chính diệu rất cần Tuần nhưng lại kỵ Triệt
Phu Thê gặp Tuần Triệt la trắc trở tình duyên.
Triệt đóng tại một cung có các sao xấu chiếu về cung đó thì có khả năng cản lại các nguy hiểm do các sao xấu chiếu về (Tam phương xung sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng)
----
Vai ví dụ:
- Thiên Cơ (Mộc), Thiên Lương (Mộc) miếu địa rất kỵ Tuần Triệt nhưng nếu hãm địa thì rất cần Tuần Triệt.
- Thái Âm sáng sủa gặp Tuần Triệt thì đỡ bị ảnh hưởng hơn so với Thái Dương sáng sủa
- Sát Phá Tham hãm địa rất cần Tuần Triệt, đắc vượng miếu kỵ gặp Tuần Triệt, nhất là Sát và Tham (còn Phá Quân thì đỡ bị ảnh hưởng).
- Liêm Tham Tỵ Hợi hãm địa thì gặp Tuần Triệt rất tốt
- Thiên Đồng (Thủy) đắc vượng miếu cũng không sợ Tuần Triệt lắm, hãm thì lại cần Tuần Triệt
- Vũ Khúc (Kim) đắc vượng miếu rất kỵ Tuần Triệt
- Các sao Thổ như Tả Hửu, Thiên Quí, Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thiên Phúc, Thiên Qui, Tam Thai ít bị ảnh hưởng của Tuần Triệt nhất
- Các sao Thủy như Hóa Khoa, Văn Xương, Hóa Kỵ, Long Trì, Song Hao, Hồng Loan, Bát Tọa ít chịu ảnh hưởng của Tuần Triệth
- Các sao Mộc, Kim, Hỏa như Kình Đà, Không Kiếp, Hỏa Linh, Thiên Không, Thiên Hình, Kiếp Sat’ Tang Môn, Bạch hổ , Đào Hoa, Khôi Việt, Hóa Quyền Thiên Mã, Phượng Các, Ân Quang, Cô Quả, Thiên Quan chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tuần Triệt
----
* Ví dụ 1: Mệnh Tử Vi-Thiên Tuóng cư Thìn (ở Dương cung) bị Tuần.
Ví dụ là Tuân nên ở 30 năm đầu chưa bị tai họa (tai nạn, bệnh tật…)
Thiên Tướng bị ảnh hưởng mạnh hơn Tử Vi
Dương Nam, Dương Nũ :
Chịu 70% tác động của Tuần, do đó sau 30 tuổi dể bị tai họa lớn
Âm Nam, Âm Nữ:
Chịu 20% tác động của Tuần nên sau 30 tuổi có gặp tai họa cũng không mạnh được
(Chỉ nêu đại cương, còn phải xét Thân, Mệnh, Phúc, Tật và Đại hạn mới quyết định được)
* Ví dụ 2: Mệnh Liêm-Tham cư Tỵ (cung Âm) là cách hình ngục nan đào gặp Triệt,
Vì là Triệt nên 30 năm đầu có tác động mạnh cho nên Cả hai sao đều bị ảnh hưởng mạnh của Triệt.
Dương Nam, Dương Nữ:
Chịu 30 % tác động của Triệt. Sau 30 tuổi phải đề phòng tù tội
Âm Nam, Âm Nũ
Chịu 80 % tác động của Triệt nên không có gì xãy ra 30 năm đầu. Sau đó thì đề phòng nhưng mức độ tù tội nhẹ hơn
* Ví dụ 3: Thất Sát (Kim) cư Dần (Dương cung) gặp Tuần, Dương Nam thi chịu 70% ảnh hưởng, 30 năm đầu tuy có bị ảnh hưởng nhưng không đến nỗi nào, sau 30 năm thì bị tác động mãnh mẽ, bị tai nạn hoặc bị bệnh tâm thần.
---------------
Nói về Tuần triệt thì dễ tranh cãi tứ tung , tranh luận bất tận về nó híc híc ... với các trường pháo khác nhau bởi vì từ cổ xưa đến nay không thấy sách nào nói sứ mạng làm việc của 2 sao này một cách rành mạch mà bộ sao này lại giữ một nhiệm vụ khá quan trọng ảnh hưởng khá mạnh toàn diện đến các cung mà nó trú đóng . 
Xin được định nghĩa Tuần là Tuần trung không vong là cây cầu nối tiếp giữa 2 giai đoạn , là kìm hãm bớt từ từ , lâu dài , cầm chừng gọi nôm na là cái thắng của sau xe . Triệt là Triệt lộ không vong là phong tỏa , khép kín cắt đứt liên lạc , gọi là cái thắng trước của xe . 
Cả Tuần và Triệt đều có nghĩa là không . Cái " Không " của Triệt là tan nát biến thể . Cái " Không " của Tuần là trung gian kiềm chế không cho phép quá trớn cũng là không . 
Ví dụ có thể lấy Tuần Triệt ở mệnh làm thí điểm , điều chính yếu phải phân biệt âm dương để biết mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ . Người Dương theo chiều thuận đến cung Dương là đụng ngay Triệt , người Âm theo chiều nghịch đến cung Âm là bị Triệt chận ngang , thì ảnh hưởng đương đầu phải là nặng quá bán hơn thế vuốt đuôi . Mệnh bị Triệt thì đời phải chịu khó khăn lúc niên thiếu , bị Tuần thì luôn luôn bị trục trặc , kìm hãm lúc bắt tay thực hiện công việc . Nếu Mệnh gặp cả Tuần Triệt thì đời bị vùi xuống đất đen , chứ không phải là Tuần Triệt triệt hạ lẫn nhau để cho đương số được thong thả đâu . 

Trường hợp Tuần Triệt tháo gỡ nhau như sau : 
a) Mệnh bị một Triệt hay một Tuần khi đại vận gặp Tuần hay Triệt là đương nhiên cái này tháo gỡ cái kia vì thế mà đương số được thõa mãn . Điều này chiêm nghiệm qua thực tế rất đúng . 
b) Thân bị một Triệt , nếu gặp Tuần sớm quá không tháo nỗi , phải đến vận ngoài 30 tuổi mới thành công . 
c)Mệnh Thân bị cả Tuần lẫn Triệt tức là không còn gì để tháo gỡ , ngay cả gặp các sao tốt hội tụ hay đại vận tam hợp tuổi thì sự tốt đẹp chỉ thỏa mãn 50% là tối đa . Điều này chiêm nghiệm thấy rất đúng . 
Như vậy cả 3 trường hợp trên của người Dương đóng cung Dương , người Âm đóng cung Âm bị Triệt hay Tuần đương đầu 
d) Người Dương đóng cung Âm , người Âm đóng cung Dương có Triệt hay Tuần khi đại vận vận hành gặp Tuần hay Triệt ( nghĩa là bị Triệt thì gặp Tuần hay bị Tuần thì gặp Triệt ) thì thời vận tốt sẽ mở làm 2 lần chậm chậm ở 2 cung đại vận gặp Tuần hay Triệt ỡ giữa . Điều này qua chiêm nghiệm thực tế cũng thấy rất đúng . 

Tuần và Triệt về mặt cường độ : 
Tuần ảnh hưởng nhẹ vừa phải suốt đời . Triệt ảnh hưởng mạnh quyết liệt hơn nhưng chỉ mạnh ở 30 năm đầu , 30 năm sau đó thì yếu dần . 
Mức độ ảnh hưởng : Tuần vì ảnh hưởng nhẹ nên làm sao xấu bớt xấu chớ không làm tốt lên được và sao tốt bớt tốt chớ không làm xấu được . Triệt vì ảnh hưởng mạnh và quyết liệt nên có thể đảo lộn làm sao xấu thành tốt và ngược lại sao tốt thành xấu . Tính chất nổi bật tiên quyết của Tuần Triệt là đóng ở cung nào thì chắc chắn gây bất lợi cho cung đó ( ngoài các trường hợp đặc biệt ) . 
Về mặt ngũ hành : tuy có hành riêng của nó là 2 sao đặc biệt hơn các sao khác nếu đóng trên 2 cung nó sẽ có 2 hành khác biệt tuỳ theo vị trí tọa thủ và sẽ chi phối mỗi hướng 1 cung . Ví dụ : ở Ngọ Mùi thì Triệt thuộc hành Hỏa ở cung Ngọ , hành Thổ ở cung Mùi . 
Dù mang hành gì thì Tuần Triệt cũng không thay đổi hành của sao đồng cung , cũng không thay đổi hành của cung tọa thủ . Tuần Triệt đóng ở cung VCD , cung Tật ách thì được tốt . Nhất là Nhật Nguyệt Sửu Mùi gặp Tuần Triệt thì được tốt .     

Mặc dù khác nhau như vậy nhưng trong khoa Tử vi chưa có trường hợp nào hung tinh khắc chế lẫn nhau hay cát tinh tác hóa lẫn nhau mà đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu . Trên tinh thần đó khi Tuần Triệt đồng cung không có sự đối kháng mà chỉ có sự phối hợp tác hóa . Không có ý niệm Tuần Triệt tương khắc mà chỉ có ý niệm Tuần Triệt tương trợ hay tương hòa . Cụ thể là cung nào bị Tuần Triệt án ngữ thì ảnh hưởng song hành về hướng tốt cũng như hướng xấu . Ví dụ : Tả Hữu đồng cung , Không Kiếp đồng cung , Tử Phủ đồng cung , Nhật Nguyệt đồng cung chỉ làm gia tăng ảnh hưởng tốt hau xấu chú không giảm trừ ảnh hưởng của nhau . 
Vài dòng san sẻ . 
@vuivui 
Tử vi có bốn sao Không, sách vở đều gọi chung là các sao Không vong. Không phân biệt giữa chúng với nhau và cũng thấy được sự khác nhau giữa chúng với nhau và với một số sao khác có tính khá gần với chúng thì rất khó vận dụng. Về Địa không và Tuần Không thì anh TKTV đã nói một lần rồi, nay vuivui Tôi nhắc qua cho có mạch mà thôi. 
-Địa không có tính chất Không nhưng bản chất là Vong. 
-Tuần không có tính chất không nhưng bản chất là Hư, vô khí. 
-Triệt không có tính chất không, nhưng bản chất là Phá, cũng vô khí. 
-Thiên không có tính chất không nhưng bản chất là Hoàn không. 
-Nhị Hao là Hao tán, nhưng bản chất thì chúng hoàn toàn khác với Không Vong, nhưng không phân biệt cặn kẽ dễ dẫn đến lối đoán "vơ đũa cả nắm", khii đi chi tiết hơn sẽ dẫn đến sai lầm. 
Địa không với bản chất Vong của nó, khi gặp sẽ có hung hoạ, vì thế vận hạn mà gặp nó, khi nó tác hoạ thường người mất nhà tan, cơ nghiệp tan tành, nhẹ thì bệnh tật nặng nề kèm thêm phá gia, tán tài. 
Tuần không với bản chất là Hư, vô khí nên khi gặp nó sẽ có tác dụng kềm hãm, gây bất trắc, khó khăn, bạc nhược. vì thế Thiên tướng gặp Tuần không thi nghèo khó, bần hàn chứ không đến nỗi táng mạng, Thiên tướng đang hiên ngang là thế mà gặp Hao thì so vai rụt cổ. ... 
Triệt không với bản chất là Phá, cũng vô khí nên gặp nó, mới có câu: "Tam phương xung sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng" nghĩa là Tất cả các hung dữ chiếu lại gặp Triệt thì vững lại, bình an chứ không phải là đang gặp khổ sở vì không có tiền mà gặp Triệt là có tiền tiêu, cũng có nghĩa là sau khi đã giải toả được hung hoạ, con người được an toàn rồi thì cái vịec xây dựng cơ đồ không còn là nhiệm vụ của Triệt nữa, mà xây dựng ra sao phải là do Mệnh, ...cũng thế, không nên hỉeu, ví dụ người đang thị án tử hình, nếu có cuộc cách mạng hay đổi luật mới thì có khi người đó lại được ân xá, thoát án tử hình, nhưng việc hoàn lương hay tiếp tục bất lương thì không phải là nhiệm vụ của Triệt. 
Thiên không với bản chất Hoàn không nên khi gặp mà đang làm ăn buôn bán thì thất bại, dễ mất của trắng tay, phá sản. Đang làm quan mà gặp thì sẽ có nhiều hẹ lụy mà dẽ mất chức, ... 
Hao thì gặp nó là hao tán, mất mát, .. 
Tôi chưa bàn đến các vấn đề khác như Đắc Hãm chế hoá, ... 
---------
@ thienphu: Cách đây hơn 10 năm vào những năm 91-92. Ở SG cuộc sống bắt đầu thay đổi, nhà nhà bắt đầu khá hơn ... Có một hiện tượng: Xuất hiện người đeo khẩu trang trên đường phố SG. ng dân ai ai cũng than phiền về ô nhiễm , các báo đài phản ảnh cũng rất nhiều.... Đến nay, tình trạng ô nhiễm coi bộ còn thê thảm hơn , nhưng lời than phiền của ng dân thì ko nhiều như trước, các báo cũng ít đưa tin hơn trước... Người ta QUEN rồi . 
Triệt trong Tử Vi cũng thế . Sách viết như trên vẫn cứ Đúng . Nào ai có để ý là do ...Quen đâu ? Chứ từ cách an Triệt thì chẳng lý do gì để Triệt mạnh 30 năm đầu và yếu 30 năm sau

Vài nhận định về vị trí của cung VCD

Tác giả: Trường Giang

Toàn bộ các cung đều có khả năng VCD. Đặc biệt là khi một cung đã VCD thì cung xung chiếu luôn luôn có chính tinh, trong khi cung tam hợp với cung VCD thì có trường hợp không có chính tinh. Cụ thể:

Cung Tí Ngọ, Thìn Tuất, Tỵ Hợi có một trường hợp VCD
Cung Tí Ngọ VCD có Đồng Âm xung chiếu, Cự Dương tam hợp
Cung Thìn Tuất có Cơ Lương xung chiếu, Cự Dương tam hợp
Cung Tỵ Hợi VCD có Liêm Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp
Cung Sửu Mùi, Dần Thân, Mão Dậu có ba trường hợp VCD
Cung Sửu Mùi VCD có Đồng Cự xung chiếu, Thái Âm và Dương Lương tam hợp
Cung Sửu Mùi VCD có Nhật Nguyệt xung chiếu, Cự Cơ và Thiên Đồng tam hợp
Cung Sửu Mùi VCD có Vũ Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp
Cung Dần Thân VCD có Đồng Lương xung chiếu, Cự Dương tam hợp
Cung Dần Thân VCD có Cơ Âm xung chiếu, Cự và Dương tam hợp
Cung Dần Thân có Cự Dương xung chiếu, Đồng Âm tam hợp
Cung Mão Dậu VCD có Dương Lương xung chiếu, Đồng Cự và Thiên Cơ tam hợp
Cung Mão Dậu VCD có Tử Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp
Cung Mão Dậu VCD có Cự Cơ xung chiếu, Âm Dương và Thiên Lương tam hợp
Nguyên tắc luận giải về cung VCD
Một số sách vở bàn rằng khi gặp cung VCD thì ta lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ để luận đoán, có nghĩa là nếu chính tinh này đắc hay hãm thì đặc tính đắc hãm của nó sẽ được tạm sử dụng để luận giải tại cung VCD . Quan điểm này thiết tưởng cũng hợp lý vì các sao xung chiếu vừa là trực chiếu, vừa có ảnh hưởng sâu rộng đến các cung khác hơn các sao tam chiếu. Ví dụ:
Mệnh VCD thì lấy chính tinh tại cung Di vì chính tinh tại Di còn có tác động đến cung Phối và cung Phúc, toàn bộ đều là cường cung đối với Mệnh (Ảnh huởng đến Mệnh bao gồm Tài Quan Di Phối Phúc)
Phụ Mẫu VCD thì lấy chính tinh tại cung Tật vì chính tinh tại cung Tật còn ảnh huởng đến cung Huynh và cung Điền (ảnh hưởng đến Phụ bao gồm Nô Tử Tật Điền Huynh)
Phúc Đức VCD thì lấy chính tinh tại cung Tài vì chính tinh tại cung Tài còn ảnh hưởng đến cung Quan và cung Mệnh (ảnh hưởng đến Phúc bao gồm Di Phối Tài Quan Mệnh)
Điền Trạch VCD thì lấy chính tinh tại cung Tử vì chính tinh tại cung Tử còn ảnh hưởng đến cung Nô và cung Phụ Mẫu (ảnh hưởng đến Điền thì bao gồm Tật Huynh Tử Nô Phụ)
Quan Lộc VCD thì lấy chính tinh tại cung Phối vì chính tinh tại cung Phối còn ảnh hưởng đến cung Di và cung Phúc (ảnh hưởng đến Quan bao gồm Mệnh Tài Phối Di Phúc)
Nô Bộc VCD thì lấy chính tinh tại cung Huynh vì chính tinh tại cung Huynh còn ảnh hưởng đến cung Tật và cung Điền)
Thiên Di VCD thì lấy chính tinh tại cung Mệnh vì chính tinh tại cung Mệnh còn ảnh hưởng đến cung Quan và cung Tài
Tài Bạch VCD thì lấy chính tinh tại cung Phúc vì chính tinh tại cung Phúc còn ảnh hưởng đến cung Phối và cung Di
Tử Tức VCD thì lấy chính tinh tại cung Điền vì chính tinh tại cung Điền còn ảnh hưởng đến cung Tật và cung Huynh
Huynh Đệ VCD thì lấy chính tinh tại cung Nô vì chính tinh tại cung Nô còn ảnh hưởng đến cung Tử Tức và cung Phụ Mẫu
Nguyên tắc lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ không áp dụng cho ba trường hợp sẽ nêu dưới đây (VCD có hung tinh đắc địa độc thủ, VCD có Nhật Nguyệt xung chiếu hoặc Nhật Nguyệt sáng sủa tam hợp chiếu (Nhật Mão, Nguyệt Mùi) và VCD đắc tam không).
Ngũ hành bản mệnh và cung VCD
Thông thường thì Mệnh Hỏa và Kim thì tốt hơn các Mệnh có hành khác, bởi cung VCD ví như là nhà không có nóc, cần có hành khí mạnh mẽ là Hỏa và Kim làm nòng cốt
Cung VCD và Tuần Triệt án ngữ
Ngoại trừ trường hợp cung VCD có hung tinh đắc địa độc thủ thì không nên có Tuần Triệt án ngữ, còn tất cả các trường hợp cung VCD đều rất cần có Tuần hoặc Triệt án ngữ tại bản cung để câu hút được chính tinh về, để ngăn chặn các ảnh hưởng xấu xa do hung tinh lạc hãm đóng tại cung VCD hoặc chiếu về cung VCD. Nếu gặp Triệt tại Thân Dậu, Tuần tại Thìn Tí hoặc Dần Mão thì càng hay (Triệt đáo Kim cung, Tuần lâm Hỏa địa hoặc Mộc vị thì bất kỵ Sát Tinh bại điều tai ương sở tác). Chú ý rằng cung VCD gặp Tuần án ngữ tốt đẹp hơn cung VCD gặp Triệt, gặp Triệt cũng chỉ đưa đến sự tốt đẹp của cung VCD ở mức độ kha khá trong trường hợp có chính tinh sáng sủa xung chiếu và nhiều trung tinh sáng sủa hội chiếu. Nếu không có Tuần hoặc Triệt đóng tại cung VCD thì hiệu quả ảnh hưởng của chính tinh xung chiếu yếu đi, và cho dù cung VCD có nhiều sao sáng sủa hội chiếu cũng không thể coi là rực rỡ được, tốt lắm thì sự tốt đẹp cũng chỉ ở mức độ trung bình khá mà thôi. Khi có Tuần hoặc Triệt tại cung VCD thì mặc dầu ban đầu tuy gặp khó khăn trở ngại nhưng về sau lại thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn. Tuần Triệt ở đây còn có tác dụng ngăn trở các sao xấu, nếu có, chiếu về cung VCD, và giải cứu được trường hợp phi yểu tác bần nếu VCD tại cung Mệnh. Trường hợp Tuần Triệt án ngữ đồng cung thì thông thuờng ta có thể giải đoán là cung VCD này không tốt cũng không xấu, tốt xấu chỉ nằm khoảng ở mức độ trung bình mà thôi. Trong trường hợp này ta gần như không cần quá chú trọng lắm đến các sao hội chiếu vì ảnh hưởng gia giảm của các sao này tuy vẫn có nhưng hầu như không nhiều vì Tuần ngăn các sao tốt chiếu tới là chủ yếu, còn Triệt thì ngăn cản các hung tinh chiếu tới trong khi các sao tại bản cung thì bị cả Tuần lẫn Triệt vây trảm. Cần chú ý có một số sao kỵ gặp Tuần Triệt như Tướng Quân nếu đóng tại cung VCD mà gặp Tuần Triệt thì dễ đưa đến tai họa bất ngờ nếu rơi vào trường hợp bị đương đầu. Đặc biệt nếu VCD tại Tứ Mộ thì lại rất cần Tuần Triệt án ngữ.
Trường hợp đặc biệt Mệnh VCD có Tuần hoặc Triệt thủ, có hai trong ba sao là Tuần, Triệt, Thiên Không chiếu thì gọi là VCD đắc tam không, nếu mệnh Hỏa hoặc Kim thì phú quí khả kỳ (được hưởng phú quí trong một giai đọan, bởi vì tính chất của các sao Không trong trường hợp này tuy đưa đến tốt đẹp nhưng không toàn vẹn, chỉ hưởng tốt đẹp trong một giai đọan mà thôi). Đắc Tam Không là Tuần Không, Triệt Không và Thiên Không. Không tính sao Địa Không. Cần một thủ, hai sao chiếu. Trong trường hợp đắc tam không này ta không lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ. VCD đắc tam không mà không có Tuần Triệt án ngữ thì là cách Kiến Không. Mệnh VCD đắc tam không thì mệnh Hỏa đẹp hơn Mệnh Kim, còn các Mệnh khác thì không hưởng mấy (không giàu có nhưng nhìn chung thì cuộc sống không đến nổi xấu, cuộc sống cũng được tạm đủ hoặc kha khá). Phú có câu:
Mệnh VCD đắc Tam Không phú quí khả kỳ
Mệnh VCD hoán ngộ Tam Không hữu Song Lộc, phú quí khả kỳ
Trường hợp VCD đắc tam không, nếu có hung tinh lạc hãm hay đắc địa tọa thủ tại cung VCD thì cũng chỉ làm xấu một chút mà thôi, ta không đáng lo ngại lắm về họa của các sao này gây ra
Trường hợp vô chính diệu mà không có Tuần Triệt án ngữ, lại có sao Thiên Không thủ là cách ngộ Không, là người quyền biến khôn ngoan nhưng cuộc đời thăng trầm cực khổ. Nếu lại gặp thêm các sao Không khác ở các cung hội chiếu thì lại thông thường càng xấu hơn, cuộc đời sẽ thăng trầm cực khổ nếu không bị chết yểu.
Nhìn chung trường hợp VCD mà lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ thì cho dù có được chính tinh sáng sủa xung chiếu, được Tuần Triệt án ngữ cũng chỉ đưa đến sự tốt đẹp của cung đó cũng chỉ là mức độ khá là tối đa mà thôi, chứ không thể nào rực rỡ như có chính tinh sáng sủa tọa thủ được. Còn nếu gặp chính tinh lạc hãm xung chiếu hoặc có nhiều sao xấu hội tụ mà lại không có Tuần Triệt án ngữ cứu nguy thì rơi vào cách phi yểu tác bần. Nếu có hung tinh lạc hãm khác hành bản Mệnh tọa thủ thì càng nguy hiểm hơn. Cung VCD mà có sát tinh hãm địa thủ thì rất xấu, dễ lâm vào trường hợp phi yểu tác bần (rõ nét nhất cho những người có hành bản Mệnh bị hành của hung tinh khắc) Ngọai trừ có Tuần Triệt án ngữ cứu nguy hoặc có nhiều cát tinh cứu giải như Quan Phúc, Quang Quí tọa thủ tại bản cung là tốt nhất….
VCD có hung tinh đắc địa độc thủ
Hung tinh đắc địa này phải là hành Hỏa hoặc hành Kim mới được coi là rơi vào trường hợp này. Trong trường hợp này thì ta chọn hung tinh này làm nòng cốt cho cung VCD, không lấy chính tinh xung chiếu để giải đoán. Một số tác giả cho rằng hao bại tinh đắc địa có thể làm nòng cốt cho cung VCD như Tang Môn (Mộc), Song Hao (Thủy), Khốc Hư (Thủy) nhưng theo thiển ý thì không chính xác.
Thứ tự mức độ tốt có thể sắp xếp như sau:
Bạch Hổ đắc địa tốt nhất, tại Thân Dậu tốt đẹp hơn tại Dần Mão
Kình Đà đắc địa, Kình đẹp hơn Đà
Không Kiếp đắc (Tỵ Hợi đẹp hơn Dần Thân), Hỏa Linh đắc
Đặc biệt Thái Tuế (hành Hỏa) cũng được dự phần vào trong cách này với điều kiện không gặp Tuần hoặc Triệt và phải rơi vào cung Mệnh hoặc Thân VCD
Một vài ghi nhận về vị trí của hung tinh đắc địa
Không Kiếp hành Hỏa miếu địa tại Tỵ Hợi, đắc tại Dần Thân
Hỏa Linh hành Hỏa đắc địa tại cung ban ngày từ Dần tới Ngọ
Kình Đà hành Kim đới Hỏa, đắc địa tại Thìn Tuất Sửu Mùi
Bạch Hổ hành Kim đắc địa tại Dần Mão, Thân Dậu
Hung Tinh đắc địa phải là hành Kim và Hỏa mới có tác dụng mạnh và bản Mệnh phải đồng hành với hung tinh này thì mới hưởng tốt đẹp trọn vẹn. Các Mệnh khác thì hưởng yếu hơn, ta có thể tạm đánh giá thì chỉ nằm trong mức độ trung bình. Trong tất cả các trường hợp trên thì ngoại trừ Bạch Hổ và Thái Tuế còn có tác dụng tốt lâu dài về sau, còn lại các trường hợp khác thì tuy làm cho cung VCD được sáng sủa rực rỡ nhưng chỉ là một giai đoạn mà thôi, không có tác dụng tốt lâu dài.Mọi sự xấu tốt đều đến nhanh. Không Kiếp phát huy tính chất lên bất ngờ nhanh chóng nhất nhưng cũng đưa đến suy bại nhanh nhất trong toàn bộ các hung tinh vừa kể.
Nếu Mệnh VCD có hung tinh đắc địa độc thủ nhưng bị Tuần Triệt án ngữ thì không đúng cách đã nói ở trên, trong trường hợp này ta luận giải như trường hợp lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ, với Tuần Triệt án ngữ tại cung.
Cung VCD có Nhật Nguyệt xung chiếu hoặc Nhật Nguyệt sáng sủa tam hợp chiếu (Nhật Mão, Nguyệt Mùi) :
Trường hợp nếu có đủ bộ Âm Dương sáng sủa tại Mão và Mùi Hợi chiếu hoặc Âm Dương đồng cung xung chiếu đến cung VCD thì ta lại chọn bộ Âm Dương này làm nòng cốt cho cung VCD, chứ không lấy các chính tinh xung chiếu bởi vì qui luật của Nhật Nguyệt là chiếu đẹp hơn tọa thủ. Trong trường hợp nay ta có thể đoán rắng cung VCD này trước tuy có gặp trục trặc trắc trở nhưng về sau thì khá tốt. Tốt xấu hơn thì phải căn cứ vào sự tụ tập của các sao khác. Nếu có Tuần hoặc Triệt án ngữ tại cung VCD thì cung VCD này càng trở nên tốt đẹp bội phần, gặp Tuần tốt hơn gặp Triệt. Gặp Triệt thì chỉ kha khá thêm một chút mà thôi. Trường hợp Nhật Mão Nguyệt Mùi thì cần phải không bị sao nào làm giảm sức sáng, ví dụ như cần phải không có Tuần Triệt án ngữ Nhật Nguyệt, hoặc Hóa Kỵ đóng đồng cung làm giảm sức sáng của Nhật hoặc Nguyệt. Nếu một sao bị Tuần hoặc Triệt án ngữ hoặc bị Hóa Kỵ đồng cung, nghĩa là bị giảm sức sáng thi sẽ đưa đến mức độ tốt giảm đi rất nhiều, cung VCD trong trường hợp nay chỉ tốt ở mức độ trên trung bình một chút mà thôi. Nếu Nhật Nguyệt được các phụ tinh làm tăng sức sáng như Xương Khúc Đào Hồng thì lại càng tốt đẹp bội phần. Trường hợp có Nhật Nguyệt Sửu Mùi chiếu thì nếu Nhật Nguyệt bị Tuần hoặc Triệt tại cung thì càng tốt, có Hóa Kỵ đồng cung với Nhật Nguyệt thì càng tốt hơn.
Chú ý rằng chỉ rơi vào hai trường hợp này thì ta mới sử dụng bộ Nhật Nguyệt, còn tất cả các trường hợp khác thì nếu có Âm Dương chiếu ta cũng lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ.
Một vài đặc trưng của cung VCD
Mệnh VCD
Nhạy bén
Có giác quan thứ sáu, linh cảm được chuyện gần xảy ra
Lúc còn nhỏ thường vất vả, lận đận, hoặc hay đau yếu, khó nuôi
Khi lớn lên, thường dễ giảm thiểu được bệnh tật, tai họa đo lường trước hoặc cảm nhận trước được sự việc sắp xảy ra
Thường hay mắc bệnh dị ứng hoặc trong đời có lần mắc bệnh dị ứng.
Rất nhạy cảm khi gần người khác phái
Dễ thích ứng được với hoàn cảnh
Không có lập trường tư tưởng vững vàng nếu không nằm trong các trường hợp đặc biệt đã nêu
Chỉ làm phụ tá thì bền, làm trưởng thì không bền, không thể đứng mũi chịu sào được, hoạt động trong bóng tối hoặc ẩn danh là hay nhất.
Cuộc sống không bền, trôi nổi, cho dù đắc cách thì thường thường phú qui cũng khả kỳ (phú quí chỉ trong một giai đoạn), hoặc đáng hưởng phú quí thì lại chết
Nếu là con trưởng thì không sống gần cha mẹ, nên làm còn nuôi họ khác, nếu gần cha mẹ thì dễ chết non hoặc nghèo (phi yểu tắc bần)
Mệnh VCD thì cần Hỏa mệnh và Kim mệnh vì mệnh VCD như nhà không nóc, cần bản mệnh có hành khí mạnh mẻ cứng cỏi làm nồng cốt. Các mệnh khác như Thổ, Thủy, Mộc mệnh chưa chắc ăn được, trường hợp đắc Tam không thì cần Hỏa hoặc Kim mệnh, có hung tinh độc thủ thì cần đồng hành là tốt nhất, có Nhật Nguyệt hội chiếu thì có thể áp dụng cho tất cả các hành bản mệnh
Thường là con vợ hai, vợ lẽ
Mệnh VCD mà cung Tử cũng VCD thì xấu, cả đời không con hoặc khổ về vấn đề con cái
Các cung dưới đây thì tùy trường hợp mà luận giải, nhưng đánh giá tốt xấu thì cơ bản cũng dựa vào cách đánh giá cung VCD đã bàn bên trên. Sự gia giảm mức độ đương nhiên cũng phải dựa trên bối cảnh Mệnh Thân Phúc Hạn và các sao khác thủ chiếu tại cung VCD… Vài nét sơ luận:
Phụ Mẫu VCD
Phải tự tay tạo lập cuộc sống, không được hưởng di sản của cha mẹ, thường phải xa cách cha mẹ, ly hương lập nghiệp
Gặp Tuần hoặc Triệt án ngữ thì phụ mẫu tốt hơn nhưng lại đưa đến dễ khắc cha hoặc mẹ, hoặc phải sớm xa cách cha mẹ, hoặc làm con nuôi người khác. Nên sớm xa gia đình, xuất ngoại thì mới có thể có công danh
Phúc VCD
Thường phải xa cách họ hàng hoặc anh em. Rất tốt, được hưởng phúc, sống lâu nếu được chính tinh sáng sủa xung chiếu và cát tinh hội họp
Rất cần gặp Tuần, không nên gặp Triệt. Gặp Tuần thì hưởng phúc, sống lâu. Gặp Triệt thì họ hàng khá giả nhưng không bền cho dù gặp nhiều sao tốt hội chiếu, thường phải ly hương lập nghiệp, xa cách họ hàng người thân
VCD đắc tam không: được hưởng phúc lộc dồi dào
Hung Tinh đắc địa độc thủ: hưởng phúc trong một giai đoạn mà thôi. Tại Dần Thân gặp Đà La độc thủ thì hưởng phúc, sống lâu
Nhật Nguyệt sáng sủa hợp chiếu: rất tốt, hưởng phúc, sống lâu, được nhờ cậy họ hàng, họ hàng quí hiển, gặp Tuần Triệt án ngữ càng tốt hơn
Điền VCD
Điền sản thường rất chậm có (sau 40) và hay thay đổi, lên xuống, không bền. Hay thay đổi chỗ ở. Không hưởng được di sản của cha mẹ để lại, tự tay phải tạo lập
Gặp Tuần Triệt án ngữ thì trước trắc trở, sau dễ dàng thuận lợi, không hưởng di sản của cha mẹ để lại. Thường hay thay đổi chỗ ở, nhà đất mua rồi lại bán, thành bại thất thường, về già mới ổn định nhưng nhà đất trung bình. Nếu Tuần Triệt án ngữ đồng cung thì cũng vậy. Đắc tam không thì điền sản tuy khá nhưng cũng không bền
Gặp Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu thì trước trắc trở nhưng càng về sau càng thuận lợi, rất nhiều nhà đất về sau. Gặp Tuần Triệt án ngữ càng tốt hơn, rất giàu có, nhiều nhà đất.
Hung sát tinh độc thủ: tài sản tạo nên bất ngờ nhanh chóng, nhưng cũng suy bại nhanh, đặc biệt là Hỏa Linh Không Kiếp. Kình Đà thì tuy trướcc phá nhưng sau cùng khá giả
Quan Lộc VCD
Nghề nghiệp thường thay đổi, không bền vững, hoặc chậm có công danh, công danh thấp hoặc bình thường, hoặc không bền.
Nếu rơi vào trường hợp bình thường thì quan lộc không hiển đạt cho dù có nhiều sao sáng sủa xung chiếu hoặc hội chiếu, trường hợp không có nhiều sao sáng sủa hội chiếu thì không có công danh.
Trường hợp có Tuần Triệt án ngữ và được nhiều sao sáng sủa hội chiếu thì công danh cũng trước bị trở ngại, sau tuy khá nhưng không bền vững, thường là hoạch phát hoạch phá, bởi vì Tuần Triệt mang ý nghĩa gây trục trặc cho quan trường, Triệt gặp mạnh hơn Tuần. Tuần Triệt án ngữ đồng cũng thì công danh bình thường cho dù các yếu tố khác như Mệnh Thân Phúc Hạn… tốt
Trường hợp có hung tinh độc thủ: hoạch phát công danh nhưng không bền
Trường hợp có Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu thì tuy chậm có công danh cũng tạm khá, thường hoạt động trên lãnh vực chính trị hoặc kinh tế. Chỉ có trường hợp này thì Tuần hoặc Triệt án ngữ sẽ làm tăng vẻ tốt đẹp của công danh, càng về sau công danh càng tốt tuy ban đầu có gặp trục trặc trắc trở. Cần chú ý rằng gặp Tuần thì hay hơn Triệt nhiều, gặp Triệt thì chỉ khá hơn chút đỉnh và không bền
Nô Bộc VCD
Bạn bè và người giúp việc không bền, dễ ly tán.
Gặp Tuần hoặc Triệt án ngữ thì tốt hơn, tôi tớ đắc lực hơn, trước mướn người khó khăn, sau thì dễ hơn nhưng cũng không bền
Hung sát tinh độc thủ: tôi tớ rất đắc lực nhưng thường hay lấn chủ. Bạn bè tài giỏi, thường làm ăn táo bạo, thường nằm trong giới giang hồ xã hội đen
Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: tốt đẹp, được bạn bè giúp đỡ, bạn bè khá giả, người làm có năng lực
Thiên Di VCD
Nếu rơi vào trường hợp bình thường thì không thể giàu có lớn được, cho dù có nhiều sao sáng sủa hợp chiếu
Ra ngoài dễ bị chi phối bởi môi trường, ngoại cảnh
Tuần Triệt án ngữ: tốt hơn nhưng lại dễ chết xa nhà
Hung sát tinh độc thủ: ra ngoài dễ kiếm tiền, thường kiếm được bất ngờ, nhưng lại hao hụt nhanh chóng
Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: tốt đẹp, gặp thuận lợi khi ra ngoài
Tật Ách VCD
Ít bệnh tật tai họa nhưng tai họa đến thì khó tránh khỏi
Tuần Triệt án ngữ: tốt, ít bệnh tật tai họa
Tài Bạch VCD
Tiền tại không đều đặn, lúc có lúc không, không bền vững. Nếu rơi vào trường hợp lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ thì không thể giàu có lớn được, cho dù có nhiều sao sáng sủa họp chiếu
Tuần Triệt án ngữ: kiếm tiền ban đầu thường khó khăn, sau mới thuận lợi nếu được nhiều sao tốt hội chiếu nhưng cũng không thể giàu có được.
Nếu rơi vào trường hợp có hung tinh đắc địa độc thủ: hoạch phát nhưng thường hoạch phá, không bền, chỉ có một giai đoạn
Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: tốt đẹp, nhiều tiền của về hậu vận
Tử Tức VCD
Không có con, ít con, hoặc chậm con, hoặc không nhờ cậy được con, hoặc con đầu lòng sinh ra khó nuôi
Tuần Triệt án ngữ: thường chậm có con hoặc sinh con ban đầu khó nuôi nhưng con khá giả.
Hung tinh đắc địa độc thủ: con cái khá giả nhưng khó nuôi con hoặc muộn sinh con, hoặc con cái không hợp với cha mẹ
Có Nhật Nguyệt chiếu thì con khá giả, quí hiển
Phối VCD
Lập gia đỉnh thường chậm trễ, hoặc thường không có xu hướng lập gia đình mạnh mẽ, hoặc hay thay đổi đối tượng, chóng chán, không yêu ai mặn nồng, yêu cũng chỉ trong một giai đoạn. Nếu lập gia đình sớm thường dễ bị hình khắc
Gặp Tuần Triệt án ngữ: buổi đầu tuy có khó khăn trắc trở nhưng sau lại tốt hơn, nên lập gia đình trễ thì tốt hơn, sớm thì dễ không bền vững. Gặp Tuần tốt hơn gặp Triệt.
Đắc Tam không Hỏa Mệnh thì chồng vợ tốt, hoà thuận
Hung sát tinh độc thủ: cả hai tuy cương cường, đảm đang nhưng không hoà thuận, dễ hình khắc hoặc chia ly
Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: vợ chồng tốt đẹp, nhưng nếu có Nhật Nguyệt đồng cung thì vợ chồng không nhường nhịn, thường hay tìm cách lấn nhau. Gặp Tuần Triệt án ngữ thì lại bị trục trặc trắc trở ban đầu về tình duyên, lập gia đình sớm dễ đổ vỡ
Huynh Đệ VCD
Thường không ở gần anh chị em, anh em ly tán
Tuần Triệt án ngữ: tốt hơn, nhưng thường có anh chị trưởng chết sớm, thông thường anh em khá giả về hậu vận, con tiền vận thì long đong
Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: anh em thương nhau, gặp Tuần Triệt án ngữ thì càng tốt hơn.
Hạn VCD
Trường hợp lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ: mọi sự đều lăng nhăng, không cảm thấy ưng ý, không thể phát trong giai đoạn này được, thường có nhiều sự thay đổi xảy ra như thay đổi về công việc, nơi ở…
Tuần Triệt án ngữ: tốt đẹp nếu chính tinh xung chiếu tốt, và thường phải gặp trắc trở trước. Không lo ngại về mọi sự xấu xa xảy ra nếu có.
Hung tinh đắc địa độc thủ: phát nhanh nhưng phá nhanh, rất hợp với Mệnh có cách Sát Phá Tham
Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: tốt đẹp nhưng có nhiều sự thay đổi xảy ra trong hạn này. Gặp Tuần Triệt án ngữ càng tốt
Hạn đắc tam không: tốt đẹp trong một giai đoạn tuy có gặp trục trặc ban đầu
Trừ Mê tín
dolphin2004 đã viết:
Chào các bác , các anh chi ,em .Cho Dolphin hỏi một điều nếu cung Phúc(cũng là cung Thân) vô chính diệu xung chiếu của nó là cung tài (Liêm Trinh/Tham Lang) đáng lẽ sao chũ thân là một trong 2 sao Liêm Tham , vậy mà lập là số của Dolphin thì sao chủ Thân lại là Thiên Tướng ( cung Phu thê tam hợp ) ...
Dolphin rất mong được giải đáp câu hỏi này

Sao chủ thân (thường gọi là sao "thân chủ") và sao chủ mệnh ("mệnh chủ") không dính líu gì đến các sao xung hợp. Hai sao này vẫn còn là một bí mật của khoa tử vi; chưa có cách xem nhất quán, vì thế gần như không bao giờ được xử dụng trong việc xem số.
VDTT
Thân chào anh thienkhoitimvui,
Mấy ngày nay cũng hơi rảnh rỗi chút đỉnh, vào tuvilyso đọc chơi một chút thì phát hiện ra trong thời gian dài vắng mặt vừa qua, trang tử vi đã xuất hiện rất nhiều khuôn mặt mới, trong đó có sự xuất hiện của anh, và anh đã đóng góp chỉnh lại một số những gì tôi đã viết, trong đó có nhiều điều rất có giá trị. Mong rằng anh khi có thời gian rảnh rỗi tiếp tục xem xét lại và cho ý kiến phê bình thẳng thắn những đúng sai hoặc thiếu sót trong đó. Mọi đánh giá của anh tôi đều hoan nghênh. Thật ra trong toàn bộ những bài đã viết, tôi đều kêu gọi sự đóng góp, nhưng ý kiến đưa ra chưa được nhiều. Một loạt bài tôi đăng trước khi tạm ngừng tham gia diễn đàn đều có những sai sót trong đó, và bản thân tôi cũng biết nhưng không thể sửa chữa được, và ắt hẳn trong đó cũng có những sai sót mà tôi không biết. Tôi nói ngay trong cả bài VCD, VCD đắc tam không trong bài tôi nêu theo quan điểm của tôi là Tuần, Triệt và Địa Không, không tính sao Thiên Không nhưng lại chưa sửa chữa, hoặc phi yểu tắc bần thì lại ghi là phi yểu tác bần, lằng nhằng thì đánh là lăng nhăng, VCD hoan ngộ Tam Không thì lại ghi là VCD hoán ngộ Tam Không, Song Hao Hỏa thì lại ghi là Thủy (bản thân tôi quan niệm Song Hao hành Hỏa), Tuần tại Tỵ Ngọ thì lại ghi là Tuần tại Thìn Tí. Riêng về Thái Tuế thì cần bổ xung một chút, ví dụ như hạn VCD có Thái Tuế cũng áp dụng....Riêng vê câu hỏi của anh về việc tôi viết "Nguyên tắc lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ không áp dụng cho ba trường hợp sẽ nêu dưới đây (VCD có hung tinh đắc địa độc thủ, VCD có Nhật Nguyệt xung chiếu hoặc Nhật Nguyệt sáng sủa tam hợp chiếu (Nhật Mão, Nguyệt Mùi) và VCD đắc tam không)" thì quan điểm của tôi trong các trường hợp trên thì chính tinh tại cung xung chiếu có tác dụng như bình thường, ví dụ như VCD có Cung Sửu Mùi VCD có Đồng Cự xung chiếu, Thái Âm và Dương Lương tam hợp thì tôi không lấy chính tinh xung chiếu là Đồng Cự làm tọa thủ, và bản thân tôi cho rằng cách Nhật Nguyệt chiếu cung VCD thì cung này phải là cung Thổ thì tôi mới sử dụng Nhật Nguyệt, các trường hợp khác, ví dụ như Cung Tí Ngọ VCD có Đồng Âm xung chiếu, Cự Dương tam hợp thì tôi lấy Đồng Âm xung chiếu làm tọa thủ.Nếu anh có quan điểm gì khác thì xin đóng góp. Nhân tiện, tôi đoán là anh rành Hán Văn, thành ra xin anh chỉnh lý lại những sai sót về giải thích từ, tôi nói ví dụ như là Thiên Riêu thì anh chỉnh lại là Thiên Diêu quả là chính xác, tôi biết được điều này thông qua người bạn cũng rất rành Hán Văn nhưng đến nay chưa sửa chữa và cũng chẳng ai đóng góp. Đồng thời trong quá trình xem lại các bài viết, xin anh cho biết quan điểm của anh về một số điều thường tranh cãi, ví dụ như cách an sao, Khoa cho tuổi Canh, Khoa đi với Âm hay Đồng (tôi cho là Khoa an với Thái Âm), hoặc Kình Đà an như thế nào (thật ra thì anh đã ngầm cho biết anh an Kình Đà theo cách tiền Kình hậu Đà nhưng đối với người mới học thì chưa chắc để ý đến điều này)...., hoặc Khôi Việt an cho tuổi Canh như thế nào, các sao đắc địa tại vị trí nào (trong bài VCD thì tôi ghi là Kình Đà đắc tại Tứ Mộ, nhưng có lần tôi đọc trong phần khác của một bài nào đó cũng tôi viết thì lại ghi là Đà đắc tại Tứ Sinh mà tôi chưa sửa chữa lại ). Nói chung nhân vô thập toàn, sai sót là đương nhiên, thành ra sự đóng góp của mọi người tôi đều hoan nghênh, nhất là của anh vì thông qua một số điều anh viết thì tôi cho rằng anh rất giàu kinh nghiệm, mà ít người chịu khai thác sự hiểu biết của anh bỏ qua rất uổng phí. Tiếc rằng tôi không có nhiều thời gian để hỏi, có nhiều điều như vấn đề Hóa Khí của sao, trong trường hợp nào thì chính tinh như Cự Môn, phụ tinh như Đà La hóa khí và tác dụng của nó khác và giống với các sao nó đã hóa thành như thế nào..., vấn đề Cục hoặc vòng Tràng Sinh anh sử dụng như thế nào. Nói chung trên diễn đàn này có rất nhiều quan điểm, có khi đối chọi nhau, nhưng tôi mong rằng anh nêu lên quan điểm của mình cho mọi người nghiên cứu, học hỏi.
Thân chào anh
TMT
Thân chào anh thienkhoitimvui,
Rất cám ơn anh về các vấn đề anh trả lời. Xin anh cho biết quan điểm của anh về vài vấn đề như sau:
An Tứ Hóa, anh an như thế nào cho tuổi Canh?
An Khôi Việt, anh an như thế nào cho tuổi Canh?
An Hỏa Linh anh an như thế nào?
An Lưu Hà như thế nào cho tuổi Đinh và Canh?
Anh có quan điếm như thế nào về vị trí đắc hãm hoặc vị trí xấu tốt cho các sao như Song Hao, Hóa Kỵ, Hỏa Linh, Kình Đà, Tang Hổ, Khôi Việt, Tứ Hóa, Thiên Hình, Thiên Riêu, Tả Hữu, Xương Khúc, Thai Tọa
Khi chính tinh hóa thành Khoa, Quyền, Lộc, Kỵ thì anh cho rằng trường hợp chính tinh đắc và hãm, trường hợp nào tốt hơn trường hợp nào khi hóa?
Anh có quan điểm như thế nào về sao Kiếp Sát, nhiều người cho rằng là Địa Kiếp thứ hai vì khi coi số thì tôi không coi trọng sao này.
Về vòng Trường Sinh an theo bản Mệnh, tôi mặc dù chưa đọc tài liệu nào nói đến nhưng cũng đoán rằng cổ nhân đã an khi nghiên cứu vị trí Sinh địa, Vượng Địa, Bại Địa và Tuyệt Địa của bản Mệnh. Anh sử dụng hai vòng này như thế nào khi giải đoán, sự khác nhau như thế nào giữa hai vòng....
Vài dòng gửi anh.
TMT
về các sao, tôi vốn "bảo thủ", hiện tôi vẫn theo lối Hỏa linh không xen kẽ Mão Tuất (linh tinh), Cạnh Tân Sửu Mùi (không phải Canh Tântầm Mã Hổ (Khôi Việt), tứ hóa thì tuổi Canh: Dương Khúc (vũ) Đồng Âm (L Q K Kị). Lưu Hà tôi rất ít dùng, và thấy câu "nam ngộ lưu hà tha hương tắc tử, nữ ngộ lưu hà nữ sản tắc vong" chưa chắc đúng. Hà: Dậu Tuất, Mùi Thân Tỵ Ngọ Mão Thìn Hợi Dần (cách của anh có khác chăng).
Kiếp sát chính là Đại Kiếp thứ 2 (yếu hơn nhiều), nó cặp với ThHình thành 2 gọng kìm kềm kẹp. Tính chất KSát giống nhưng nhẹ hơn ĐKiếp.
Khi có Tứ Hóa thì sao chính tinh ở đấy không hãm nữa (sao đồng cung). Nhưng hiển nhiên bị hung tinh xâm phạm không thể.
Vòng Tràng sinh bản mệnh phụ họa cho Cục thôi, thí dụ như Sinh Vượng của Cục sẽ bị chiết giảm của Tuyệt Mộ bản Mệnh.
Tktv
Thân chào anh thienkhoitimvui,
Rất cám ơn anh đã cho biết ý kiến. Về cách an các sao thì tôi trước đây đã viết trong một bài về phương pháp lập lá số tử vi, trong đó các cách tôi chọn thì ghi trước, các cách an khác biệt thi tôi phụ chú, trong đó Lưu Hà thì tôi an tuổi Canh tại Thân, và Đinh tại Thìn. Về Lưu Hà thì tôi không coi trọng câu phú trên vì thấy cần phải có thêm các điều kiện khác thì mới có khả năng xảy ra sự xấu xa như liên quan đến sinh đẻ như xảy thai, mổ hoặc chết vì sông nước (cách đây khoảng hai mươi năm tôi có coi một lá số, hiện tại lá số đó đã thất lạc, chỉ nhớ là người hỏi hỏi rằng số này có đi vượt biên trong năm nay được không, tôi trả lới rằng không. Người ta hỏi tiếp nếu đi rồi thì sao, tôi coi kỹ thì trả lời chắc là đã chết vì thấy điểm chủ yếu tôi còn nhớ là Mệnh Thiên Tướng gặp Triệt, hạn Tướng Quân gặp Tuần, đại tiểu hạn trùng phùng, có Lưu Hà xuất hiện...Nói xong thì người đó mới thú thật là số người em, đi vượt biên đã 6 tháng rồi chưa có tin tức...) Về Kiếp Sát cũng vậy, tôi thấy sự xấu xa chỉ xảy ra khi có sự hội tụ các điều khác, chứ bản thân một mình Kiếp Sát thì cũng chẳng có vấn đề gì phải lo lắng (không như Địa Kiếp). Về tuổi Canh với cách an Tứ Hóa và Khôi Việt thì tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm để tránh sơ suất do điều kiện quan sát giới hạn của minh. Hỏi một người kinh nghiệm thì dễ dàng gia tăng sự quyết đoán, tôi nói ví dụ Không Kiếp theo kinh nghiệm của tôi thì giảm nhẹ xấu không những cho tuổi Tỵ Hợi, mà còn cho người sinh tháng Tỵ Hợi hoặc giờ Tỵ Hợi, và kinh nghiệm này thì cũng có người tôi quen biết nhận định như vậy. Tôi nhớ hình như đọc đâu đó thì anh cũng có đề cập đến giờ Tỵ Hợi, như vậy thì bản thân càng thấy tin tưởng vì nhiều người đều cùng có kinh nghiệm như vậy. Khi đề cập đến đề tài này thì có người không đồng ý, vì đã coi lá số có Không Kiếp và vẫn xấu như thường. Một vấn đề đặt ra là có phải lá số đó xấu do Không Kiếp hay không, hay lại xấu vì một yếu tố khác và muốn biết rõ thì phải coi lá số đó mới được. Có rất nhiều vấn đề còn mù mờ trong tử vi, ví dụ như là độ số tăng lên khi Âm Dương thuận lý, Mệnh Cục tương sinh, hiểu như thế nào, vận dụng như thế nào vì thực tế tôi thấy ví dụ như quan điểm âm dương thuận lý quả là vô lý (tôi đã chứng minh bằng một bài viết rất dài). Một người cho rằng ảnh hưởng tốt khi cung sinh sao, sao sinh Mệnh, nhưng nếu quan sát thật kỹ thì trong trường hợp này rơi vào trường hợp cung khắc Mệnh, như vậy thì đâu là điểm chủ yếu phải có? Khi nào rảnh rỗi mong anh đóng góp quan điểm của anh về các điểm chủ chốt khi coi Tử Vi (thật ra thì tôi thấy có nhiều quan điểm giống anh khi đọc các bài anh viết). Trên diễn đàn có nhiều quan điểm khác nhau (tôi nói ví dụ như cho rằng sao Hỏa mà có nhiều sao Thủy cư đồng cung thì sẽ hạn chế tác dụng của sao Hoả này vì Thủy khắc Hỏa. Trong tử vi thì rõ ràng chia ra chính tinh, trung tinh và phụ tinh với các hành của nó, hoàn toàn không đề cập đến cường độ mạnh yếu, thì liệu nhiều sao Thủy có khắc được sao Hỏa hay không, bao nhiêu thì đủ sức khắc? Ấy là chưa tính nếu có sao Thổ đồng cung thì Hỏa lại sinh Thổ, và Thổ lại khắc Thủy....Nếu không khẳng nhận được thì vận dụng ngũ hành trong Tử Vi như thế nào cho hợp lý nhất). Nhân tiện hỏi anh nhận định như thế nào về cách giáp Xương Khúc, vì khi giáp Xương Khúc thì sẽ có sự xuất hiện của một hoặc cả hai sao Không Kiếp hãm địa?
Thân chào anh
TMT
Thân chào anh thienkhoitimvui,
Vấn đề sử dụng Âm Dương ngũ hành trong Tử Vi tương đối phức tạp, vận dụng như thế nào trong giải đoán, mức độ ảnh hưởng ra sao thì muốn chứng minh cần sự tổng hợp quan sát nhiều lá số, hiện tại tôi không rảnh thành ra không thể viết ra được. Qua điểm anh viết, tôi cũng có quan điểm như anh là khi coi, cách cục tinh đẩu là quan trọng hơn các yếu tố khác, nghĩa là một lá số tốt đẹp tiên quyết phải đạt về điểm này trước. Về vấn đề sinh khắc giữa ngũ hành bản Mệnh và chính tinh thủ Mệnh, tương sinh chưa chắc là đã tốt hơn tương khắc như nhiều người đã ngộ nhận (tôi viết điều này thì chắc là có nhiều người phản đối, thành ra chưa viết, nhưng điểm này tôi biết chắc là đúng và có thể dẫn chứng bằng sự so sánh nhiều lá số khác nhau mà tôi đã có, trong đó có những lá số thể hiện rất rõ không thể nghi ngờ được). Tương sinh Mệnh Cục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải đoán, nhưng âm dương thuận nghịch thì đóng vai trò thứ yếu vì cách cục tinh đẩu quan trọng hơn và vì khi coi số yếu tố đại hạn đóng vai trò quan trọng hơn (nghịch lý mà được đại hạn tốt thì hay hơn thuận lý mà gặp đại hạn xấu
Vài dòng bàn luận cùng với anh
Thân chào
TMT
Về Âm dương Ngũ Hành trogn TV, ai cũng có quan điểm riêng, tuỳ theo nhìn nhận. Nhưng tôi nghĩ không nên kết luận vội vã là nó có ảnh hưởng hay không, ko thể vì mình không dùng mà cho là nó không có. Từ khi mới học đến giờ, tôi vẫn cho CỤc chỉ đơn giản để tính đại hạn, nhưng tôi ko cho là nó không có tác dụng khác (lỡ đâu có người dùng???). CŨng bởi có quá nhiều yếu tố chi phối nhau trong TV.
CÒn về ứng dụng của Ngũ Hành, Âm Dương trong TV là có. Nếu 1 người chỉ dùng toàn sao, thậm chí chẳng biết Kim Hoả .... là gì, thậm chí không cần Tuần Triệt, hoặc cả hợp hoá, vẫn coi TV được. Đơn giản, cứ sao nào xuất hiện, đoán luôn sao đó, thì đúng 100% rồi. Ví như Cự Linh Lưu Hà thì có thể đoán là bị bỏng, nhưng tới mức nào (từ chỉ 1 vết, cho tới cấp cứu) thì không biết, cũng như Việt Linh Hình là sét đánh hay điện giật, chỉ biết là xảy ra vậy thôi. Nhưng đó chỉ là đúng việc mà nhiều vị hành nghề thày bói hay dùng, vì thân chủ tin sái cổ, nhưng lại gieo lo lắng cho người ta,vì nhiều khi xảy ra, nhưng không tới mức như mấy vị nói.
TV dùng AD NH khá nhiều, tuỳ theo sở trường hay cái học của mỗi người, nhưng cũng cần chấp nhận cái giới hạn của nó. Nó chỉ có một số ý nghĩa nhất định bởi nội dung vấn đề đã nằm sẵn trong các sao rồi. Phạm vi ứng dụng cũng như quan niệm thuộc về từng người, vì ai cũng có cái lý riêng. Như nhiều người coi Sao sinh Mệnh là hay, nhưng tôi coi Mệnh sinh sao mới hay. Nhưng chắc ai cũng biết một số cung kỵ của từng hành. Ví như Mệnh hoả kỵ cung Dậu, Thủy sợ cung Dần.... vì do sinh khắc hay tiết khí và do ảnh hưởng thực tế đã cho thấy kết quả (Mệnh - Cung). Hay như Hành sao tương khắc với Mệnh, có người còn cho là VCD (tôi thiết nghĩ vấn đề không hoàn toàn là VCD, nhưng hệ quả cũng gần tương tự như vậy) (Mệnh - Sao). Còn sao trong cung, phải coi sao nào mạnh hơn sao nào mới khắc được hay không thì nó đi quá sâu rồi, mang tính bản sắc riêng chứ không phải là cái chuẩn (TV ko có) nên dễ dẫn đến tranh luận (Chỉ ngay anh TMT cho là Mệnh - Cục quan trọng, tôi không, anh TKTV cho NH ko quan trọng....). Nhưng nó chỉ dừng ở đấy, chứ không phải sao khắc nhau loạn lên trong cung (Tướng Mộc Ấn Thổ nếu vậy chẳng bao giờ có cách Binh HÌnh Tướng Ấn cả), hoặc gán cho nó những ứng dụng ngoài phạm vi điều chỉnh của nó.
Nhưng nói cách cục quan trọng, mà không xét âm dương thì cũng thiếu sót, vì âm dương tạo cách cục, ngũ hành tạo nên vượng suy cách cục, còn bản thân cách cục đó có (dù thiếu AD NH) thì vẫn mang trong nó đủ tính chất. VD như Phủ Tướng triều viên, dù không thành cách cục, nhưng dù sao Mệnh Phủ Quan có Tướng hoặc Mệnh Tướng Tài Phủ bản thân nó đều là tốt cái đã, vì Tướng ở Quan thì công danh bằng phẳn gặp nhiều thuận lợi, Phủ ở Tài thì hợp vì Tài tinh cư Tài địa cả đời sung túc (loại trừ gặp sát tinh thì đến cả dàn sao tốt vẫn hỏng như thường).
KIỂM SOAT 007
Thân chào Ngọc Bích,
Gọi tôi là bác e rằng không phù hợp về trên cả hai vấn đề tuổi tác và tính tình. Vấn đề bạn hỏi, để viết thì cần thời gian, hẹn lúc nào rảnh rỗi thật sự thì sẽ tham gia. Nhân tiện tôi cũng xin viết vài dòng về đọc phú. Tử Vi khi giải đoán quan trọng là tổng hợp, thành ra không nên áp dụng máy móc các câu phú, chưa là việc hiểu nghĩa câu phú như thế nào cho hợp lý nữa. Ví dụ như Mệnh hảo bất như Thân hảo, Thân hảo bất như hạn hảo thì hiểu như thế nào. Nếu hiểu hạn là tiểu hạn thì có được không? hay phải là đại hạn. Trên thực tế thì rõ ràng nếu có kinh nghiệm, đại hạn mà đã tốt thì tiểu hạn có gặp sao xấu như Không Kiếp cũng chẳng hề gì, nhưng đại hạn một khi đã xấu rồi thì tiểu hạn có tốt cũng chẳng hay ho gì nhiều (coi lá số của các người bị tù tội lâu năm sẽ rõ). Thế thì những người Mệnh Thân đều tốt khi gặp hạn xấu thì thế nào, Mệnh Thân tuy xấu nhưng gặp đại hạn tốt thì ra sao? Trên thực tế chúng ta gặp nhiều hạng người thành công một thời gian chung cuộc trắng tay, nhiều người sinh ra tuổi trẻ thì hanh thông, về già thì khổ cực nhưng cũng có kẻ tuổi trẻ thì lận đận bôn ba, về già thì lại tốt đẹp, hoặc có người bình bình, cuộc sống không lên cao mà cũng chẳng xuống thấp, có người phát một thời gian rồi thôi, có người có một thời gian xui xẻo rồi lại hết... Như vậy phải chăng hiểu phú ít ra cũng cần phải có kinh nghiệm.... Về Tử Vi, có nhiều điều cần suy nghĩ, ví dụ như trong Tử Vi luận giải các cung như Phụ Mẫu, Huynh Đệ, Phúc Đức như thế nào cho hợp lý bởi vì khi quan sát lá số của các gia đình đông con, mỗi người con đều có cung Phụ Mẫu, Phúc Đức hầu như khác nhau cơ bản, mỗi anh chị em đều có cung Bào khác nhau (trên thực tế thì hiện tượng cha mẹ thương người con này, ghét người con khác, anh chị em thì hợp người này, ghét người kia, trong họ hàng kẻ giàu, người nghèo, kẻ sang người hèn... là chuyện không phải không có). Đó là chưa kể về cung Phối, không phải lá số của cặp vợ chồng đều có sự truyền tinh, đa số chúng ta gặp là lá số của người này có cung Phu Thê với chính tinh cũng đã khác biệt với cung Mệnh hoặc Thân của người kia, chưa tính đến phụ tinh. Hơn nữa, đối với cặp gia đình đã ly dị và mỗi người lập gia đình mới, con cái chung của họ thì sống hoặc với cha, hoặc với mẹ, như vậy lá số của con cái của họ luận đoán như thế nào về cung Phụ Mẫu, trong khi thời gian sống của họ thì gần gũi với cha ghẻ hoặc mẹ ghẻ hơn. Còn về bộ Âm Dương, nếu cho rằng là tượng cha mẹ, tượng vợ chồng thì áp dụng như thế nào cho hợp lý trong khi chúng ta thấy rõ là khi coi lá số gia đình đông con thì độ sáng của Âm Dương không phải lúc nào cũng trùng hợp, đồng thời đối với người lập gia đình nhiều lần thì rõ ràng là cuộc sống của họ với từng người họ sống chung đều có khác biệt. Đây là lời gợi ý cho các bạn đang nghiên cứu Tử Vi cần phải để ý. Có một điều cần nên nắm rõ là trên phương diện phối chiếu thì Mệnh Tài Quan và Phúc Di Phối, Phụ Nô Tử và Điền Tật Huynh có liên hệ với nhau qua thế xung chiếu, còn Mệnh Tài Quan Phúc Di Phối và Phụ Nô Tử Điền Tật Huynh thì ăn thông với nhau qua thế nhị hợp, điều đó có nghĩa như thế nào?
Vài dòng tản mạn
TMT
thienkhoitimvui đã viết:
như cung Tài là cường, Điền là nhược. Có người số vo tài, nhà cửa xoàng, nhưng cung Điền của họ có thể đẹp.
Nói thế, nhưng khi luận số, nếu người xem nhìn toàn diện vấn đề và cân nhắc khi dùng lời đóan thì cũng không sai ngay cả khi đóan cung nhược,
Tôi thấy có truờng hợp như một nguời, tài sản so với nhiều nguời thì cũng chỉ dạng bình thuờng, nhưng nhà đất thì rất nhiều mà lại đẹp. Tức là cung điền và cung tài chưa chắc là một. Tuy nhiên tài lại rất dễ hao hụt để chi tiêu giữ lại điền(ngoại giao phí, thuế má....).
Chuyện anh em trong nhà ko có cùng cung phụ mẫu. Tôi thấy thế này.
Quan sát gia đình nguời anh tôi. Con trai thứ thì có mệnh TPVT, có phụ mẫu là Thiên Luơng miếu: như vậy ứng với cha mẹ làm nghề bác sĩ. Con trai út, mệnh CNDL, cung phụ mẫu có Tử Tham, ứng với cha mẹ có chức quyền và có khả năng buôn bán.
Cho nên e rằng tuy có thể chính tinh khác nhau, nhưng vẫn gợi lên một ý gì đó, một khía cạnh nào đó về cha mẹ.
DO NAU
AnhSang à, mình nghĩ tam châu liên hoá chỉ tốt nếu nó nằm ở cung ban ngày, chứ viên ngọc mà đi bày giữa đêm thì đâu có ai ngắm nghía đâu. Liên châu từ Thân đến Hợi là áo gấm đi đêm, đẹp thì đẹp thật, nhưng chẳng ai biết, hihi. Hơn nữa tốt nếu ở trước mặt, chứ ở sau lưng thì cũng bị giảm đi nhiều rồi.
Flower
AnhSang đã viết:
Tất nhiên, nhưng có được nó cũng đã khó rồi chứ nói gì ban ngày với ban đêm. Đa số Tam Hoá thường bị tan tác mỗi nơi một vị.
Theo mình hiểu thì tất cả những người tuổi Canh đều có Tam hóa liên châu . Vì vậy mình không nghĩ là có được cách này là khó lắm . Vấn đề là trong ba cung có tam Hóa, có cung Mệnh nằm trong đó không ? Và nằm ở cung ban ngày hay cung ban đêm . Ngoài ra còn phải tính đến các hung tinh khác đi cùng trong các cung đó (nếu có)