Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Nghiệm lý hạn song hao

Lưu đại hạn quan cung tại Thân có song hao Tang Tuế Điếu Mã hình, Nhật Nguyệt hội chiếu. ToiyeunguoiVietNam xin nghiệm lý một số việc sau:

- Đi công tác xa tần xuất liên tục (dù không phải dài ngày) nhưng luôn luôn di chuyển.
- Mấy năm gần đây hay va quệt xe cộ, xe cộ hỏng hóc, bản thân vi phạm luật giao thông bị xử phạt, bị túm (mã hình hao tuyệt).
- Tiền vào đồng nào xào hết đồng đấy chi tiêu chủ yếu cho đi du lịch (hao.
- Hạn này cũng hay dính quả ốm nặng nhất từ bé tới nay chắc cũng do cách Cơ ngộ Tang Hao Linh Hỏa.
- Hạn song hao đi cùng tam-tứ không có tam minh hay song hỷ, đến tiểu hạn có Lộc Mã thì đi nước ngoài định cư. Lá số 2 mẹ con mình là vậy. Ví có đào hồng nên phải thuê nhà ở chung cho đỡ tiền. Vận tam-tứ không thì mất nhà đi ở thuê.
- Nếu Đại Hạn Song Hao hội Cự Cơ Mão Dậu thì Tiền xài không cần đếm. Tôi đã nghiệm lý vận vừa qua. Thân
- ình cũng nghiệm lý tháng 6 âm lịch có song hao đắc địa, thay đổi chỗ ở và giao nộp hết xiền trong tài khoản cho ma ma
- mình năm nay hạn song hao mão dậu có nhiều bước ngoặt lớn của cuộc đời. Chắc đi kèm với đồng âm nữa nên càng tăng độ biến động. Song hao lại ở cung bào nên anh trai cũng lập gđ và hay phải đi công tác hơn năm ngoái. Bản thân mình thì không thấy phải đi lại nhiều hay di chuyển vị trí hơn mọi năm.
Về tiền bạc thì chưa kết luận được, hạn song hao mão dậu lúc mình thấy có tiền, lúc thì không.
Song hao tang hổ nên đầu năm hạn tháng vào song hao tang hổ bị xòe khá mạnh may chỉ bị xây xước phần mềm, k bị gãy xương.
Chắc do song hao trúng thủy triều đông lại đi với Đồng đắc địa, có tứ linh hội tụ nên hạn nói chung là tốt đẹp


Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Phú Thần Kê Định Số


Mạng Tử Vi - Lộc Tồn

Tử Vi mà gặp Lộc Tồn
Hoặc Long Phượng chiếu, các phương triều về
Dạ hành đắc cách cẩm y
Nên coi thần sắc, thuộc về mẩu chi
Thân đầy, nét mặt phương phi
Tam đình câu hãm, phát về phú thôi
Lại phải xem nếu người mặt trắng
Thân như que, liếng thoáng, mồm loe
Ấy phường gian yếu, kể chi
Giàu sang giấc mộng, đức kia liệu bàn.

Giải nghĩa: Tử Vi lại có thêm Lộc Tồn là rất tốt, nếu lại thêm Long Phượng càng tốt. Nhưng tốt thật sự cho người nào thân đầy đặn, mặt mũi phương phi, thì tu tam đình không cân đối, cũng được hưởng chữ phú.



Tử Phủ / Song Lộc

Người nào Song Lộc triều viên
Lưng đầy thân mập, đầu tròn, tóc thưa
Mắt sáng quắc, mi như lưỡi kiếm
Sớm công danh, cận kiến cửu trùng
Hoặc là Tử Phủ đồng cung
Phải y hình Tướng, mới không sai lầm
Nếu tiếng nhỏ, mặt không thần sắc
Da trắng xânh, môi tím thâm thâm
Mắt to, tai mỏng, lẹm cằm
Nhan Hồi số, hoặc thọ trong bần hàn.



Thất Sát Triều Đẩu

Thất Sát đóng tại Dần Thân
Lộc Quyền giáp Quý nhiều phần chắc nên
Hợp với các tuổi mạng Kim
Người ca da trắng thần hiền mới hay
Nếu môi đỏ tóc mây thưa thớt
Đường công danh văn nghiệp dễ thành
Kị thay tuổi Bính tuổi Đinh
Vì e Hao, Hổ, Kình, Hình lại lâm
Người xương xẩu, lẹm cằm, mũi hếch
Phải nên phòng bệnh tật hiểm nguy
Đức nhàn, may giải mọi bề
Trán cao, da tía, thiên về phú thương
Nhưng lòng hiểu dạ toan sâu sắc
Thì chín e chữ Phúc suy vong
Như cây càn bị gió rung
Tử toàn bất khả, long dong tuổi già.

Giải nghĩa: Thất Sát tại mạng Dần, Thân có Lộc, Quyền, người tuổi Giáp, Quý là tốt lắm, nhưng phải người mạng Kim và có tướng da trắng, hiền hậu mới hay. Nếu được môi đỏ, tóc mây và thưa, thì dễ thành công trong văn nghiệp.

Những người tuổi Bính, Đinh mà có Hao, Kình, Hình, Hổ thì tướng người xương xẩu, cằm lẹm, mũi hếch, thì phải coi chừng nhiều bệnh tật, phải ăn ngày lành, làm việc phước đức mới giải đi được. Nhất là được trán cao, da tía, cũng được dự phần chữ phú.

(Nhưng nếu là người có tánh hiểu độc, thì chữ phước suy vong như cây càn bị gió, con cháu khó mà khá được hoặc bần yểu, tuổi già bị long đong).



Mạng có Nhật Nguyệt tại Sửu Mùi

Những người mạng có Âm Dương,
Phải xem ngay mặt, thần quang thế nào.
Nếu mặt tròn không hao chẳng khuyết,
Thì tánh hiền và biết thủy chung.
Lại như thêm cặp mắt trong,
Trên đường khoa bảng, có công đạt thành.
----------------------------------------
Những người hứa hẹn khoe màu,
Mặt thường khuyết hãm, mắt sâu, nhọn mồm,
Phải coi số lại cho tường,
Kẻo lầm: Không, Kiếp, Âm, Dương, Kỵ, Hình,
Nên suy đoán cho tinh mọi lẽ,
Thì mới tường nội rễ sâu nông,
Bởi chưng Nhật Nguyệt ngộ Không,
Tham tàn, e lại bạo hung không lường,
Dầu thêm có Khúc, Xương thủ chiếu,
Càng cơ mưu lắm mẹo hại đời ...

Giải nghĩa: - Nếu người mặt tròn, phước hậu, thì tính hiền, có thủy chung, nếu lại thêm cặp mắt trong thì công danh, khoa bảng học hành được.
- Còn những người hứa hẹn lung tung, mặt khuyết, hãm, mắt sâu, nhọn miệng thì tuy cũng có Nhật Nguyệt tại Sửu Mùi ở mạnh nhưng phải xem coi có Kỵ, Hình, Không, Kiếp thì người đó thuộc các sao này chớ không phải thuộc Nhật Nguyệt. Cái ý cụ Bảng Lê Quý Đôn là muốn bảo rằng trong cung mạng không phải cứ gặp chính tinh nào là mình ăn về chính tinh đó, còn phải xét các sao khác, và xem nét tướng của mình ăn vào sao nào trong cung mạng, thì mới biết đích thật vận mạng mình theo theo sao nào. Nếu mạng có Nhật Nguyệt mà lại có Không, Kiếp lâm vào, lại thấy dáng người, nét tướng, và tính tình như trên, thì đó là con người hung bạo, dầu có thêm Xương, Khúc cũng không phải tài giỏi, học khá, mà càng có nghĩa là lắm mẹo, dễ hại đời, do cái hiểu biết gia tăng của mình.



Sát Phá Liêm Tham

Người nào Sát Phá Liêm Tham
Phải uy nghi, phải hiên ngang mới hùng
Nếu tóc rậm, đầu không vuông vức
Mắt đỏ hoe, miệng tựa thiềm thừ
Như say, như tỉnh đôi khi
Ất Canh Đinh Bính liệu bề lo toan
Có Thiên Đức lòng hiền khả phú
Ngộ Đà, Kình e khó thọ trường

Dần Thân mạng có Tham Lang
Hổ, Long, Linh, Hỏa hiên ngang anh hùng
Tham ngộ Tuế, dễ lòng tửu sắc
Râu rậm xanh, thê thiếp đa phòng
Tham, Hình mặt đỏ môi cong
Nên tu nhân đức, mới mong thọ trường.

Giải nghĩa:

- Người có Sát Phá Liêm Tham là tốt, nhưng phải oai nghi, hiên ngang mới thật là đúng với cách đó và mới hùng (nghĩa là làm võ và làm lớn).
- Còn cũng Sát Phá Liêm Tham mà tóc rậm đầu không vuông, mắt đỏ, miệng như miệng cóc, người khật khừ như say như tỉnh, với các tuổi Ất, Canh, Đinh, Bính thì không được ăn về Sát Phá Liêm Tham. Nếu có Thiên Đức và lòng hiền thì gỡ được, và làm giàu được. Nhưng nếu có Kình, Đà thì khó thọ.
- Mạng ở Dần, Thân có Tham Lang, có thêm Hổ, Long, Linh, Hỏa thì anh hùng.
- Tham Lang mà có Tuế thì dễ say tửu sắc, nhất là người râu rậm, thì nhiều thê thiếp.
- Có Tham Lang mà có Hình, nếu lại mặt đỏ, môi cong thì kém thọ. Phải tu nhân đức, mới mong thêm chữ thọ.



Tham Lang thủ mệnh

Tham Lang mà ngộ Lộc, Quyền
Sức như Phàn Khoái, tửu nhường Lưu Linh
Nếu lại có Mã Hình Ấn chiếu
Tài tướng quân danh trấn biên cương
Vai to, nhãn lộ, tiếng vang,
Râu hàm, hàm én, ngang tàng cường hung
Tuổi Mậu, Kỷ, Quý cùng với Giáp
Có tướng trên mới được vương hầu

Giải nghĩa: Có Tham Lang thủ mạng, thêm Lộc Quyền, lại thêm Mã, Hình, Ấn chiếu thì chưa phải là tuyệt thế. Phải có sức khỏe (như Phạm Khoái) và phải uống rượu nhiều (cũng một thứ giỏi, theo quan niệm xưa) thì mới được danh trấn biên cương. Sức khỏe như Phạm KHoái bộc lộ ra bằng những nét tướng vai to, mắt lộ, tiếng vang, râu hằm, mắt én, và tánh tình ngang tàng. Những người tuổi Giáp, Mậu, Kỷ, Quý được như vậy là có số Vương Hầu.



Cơ Nguyệt Đồng Lương

Người nào Cơ Nguyệt Đồng Lương
Thân hình phải được như hàng nho sinh
Mặt tròn, da trắng, môi hồng
Thiếu niên khoa bảng, sân rồng có phen
Nhưng cũng phải nhìn vào thần mắt
Như sao băng mới được công khanh
Cổ cao, tiếng nói thanh thanh
Văn chương lỗi lạc, luật thình đắc nghi
Nếu mắt lé, răng chìa, mũi nhọn
Tráng rộng cao, tóc gọn mà thưa
Thân thô, cổ rụt, lưng gù
Nói năng nhân nghĩa, đón đưa ngọt ngào
Xin chớ vợi tin vào mà hỏng
Thử dò xem lòng rộng, hẹp sao?
Mới tường mọi lẽ thấp cao
Đồng Lương hạng ấy thuộc vào lại nhân 

(Lại nhân là loại người có học vấn có lý thuyết để đưa người ta vào các ý muốn của mình).



Số Tướng - Mã

Sao Thiên Tướng đi cùng Thiên Mã
Gặp Trường Sanh răng ngựa, chân dài
Đi mau như gió ấy tài
Nam nhân vượng tưo8"ng, nữ thời truân chuyên
Nhưng phải có da đen, mắt lớn (mắt lộ)
Mã diện thời Khanh tướng, công hầu
Mã mà Tuần Triệt, khác nhau
Vai so, cổ rút, chân cao, ống đồng
Đi như cò long tong ngoài ruộng
Thì cơ hàn, khó hưởng thọ trường
Cuộc đời sống kiếp tha hương
Đường nhân duyên khó châu toàn một phen

Giải nghĩa: Người có lá số Thiên Tướng, Thiên Mã thủ mạng, mà mặt ngựa, chân dài, đi mau, da đen, mắt lớn mà lộ như mắt ngựa thì phát chức vị lớn, nhưng chỉ đàn ông được hưởng, còn đàn bà thì lại phá cách. Nhưng có thêm Tuần Triệt mà tướng lại không như trên, vai so, cổ rút, chân cao dài mà dái chân không có (thẳng đuột như ống đồng) thì lại nghèo mà yểu, sống tha hương, nhân duyên ngang trái, dễ cô độc.



Nam bất nhân, Phá Quân Thìn Tuất?

Phá Thìn Tuất thân hình phì đại
.........................................
Phá Quân vốn chủ về thủy tinh
Ở Tuất Thìn La Võng đa đoan
.........................................
Tuổi Quý, Giáp vai ngang mắt lộ
Mặt chữ Vương, thân thế điêu linh
Đời hay gây chuyện bất bình
Đa tài mà ít, nên danh phận gì
Phá Thìn Tuất thân phì da trắng
Thủy hợp Kim sự nghiệp đạt thành

Mắt hay liếc, nói năng nhân nghĩa
Chính thuộc hàng, giả trá hiểm sâu
Công danh e khó bền lâu
Kình, Hình, Tuần, Triệt đương đầu dễ nguy
Xét thanh sắc, dáng đi sẽ luận
Nói hụt hơi, chuyển vận nhẹ nhàng
Nên phòng tai nạn hình thương
Không tu nhân đức, khó đường giải nguy



Phá Quân cực Bất Nhân

Phá Thìn Tuất uy nghi thô đại
Bụng tròn vo, lưng lại vông đầy
Đi nhanh, ngực ưỡn, vung tay
Trán cao, võng lệch, tóc dầy cứng đen
Râu quai nón, mắt tròn như ốc
Ma ảo thanh, hoặc đục hay nhàn
Đi ngoảnh lại lúc liếc ngang
Lòng gian hiểm, dạ mưu toan khôn lường
Thời ly loạn gặp thường phát hiển
Tài điều quân, quyền biến cơ mưu
Gian tham, taà ác lựa chiều
Bạn đồng liêu khó giữ điều thủy chung
Nặng danh lợi mà không tình nghĩa
Ruột thịt kia, coi tựa quân thù
Cuộc đời như thể cây khô
Tử tôn khó giữ lưu cơ lưu truyền



Cự Cơ Mão Dậu

Thủy Hỏa Mộc cũng là Kim vị
Có Cự Cơ lưu ý kẻo lầm
Vì TÀi, Quan thuộc đất không
Ất Tân Đinh Bính lại cùng tuổi Canh
Kình Đà Hổ Hao Hình đồng chiếu
Mặt trái xoan, dáng điệu uy nghi
Da trắng, môi đỏ, tóc thưa
Văn chương, công nghệ, kiêm bề giao thương
Hình tướng hoặc ngũ trường, ngũ đoản
Thì công hầu khanh tướng vang danh
Còn người mắt cú, sát thanh
Mưu mô gian xảo, tính tình đổi thay
Đường cư xử, tựa bàn tay
Lật lên úp xuống, phút giây cạn tình
Nên xem Hình Triệt Đà Kình
Tài Quan Di ắt khó lành vận giao
Mãn phần, tử nghiệp thương đao
Những ai định kết tương giao liệu chừng



Thiên Phủ ngộ Kình - Đà - Hao

Thiên Phủ mà ngộ Đà, Kình
Hoặc cư hoặc chiếu kém phần giàu sang
Nếu thần tướng gia đen mũi lộ
Mắt đỏ lồi hoặc có mây che
Mặt Đại, mặt Tiểu ra chi
Phi bần yểu tất có khi duyên đồ
Tiếng vang thân gấm mắt to
Mi như lưỡi mắc, thần phô dữ dằn
Ấy là Hao, hoặc Kình, Đà nhập
Theo võ công đao nghiệp tử nàn 

XEM TỬ VI PHẢI CÓ THÊM VÀI NÉT TƯỚNG MỚI ĐÚNG LỜI CHỈ CỦA ÔNG TRẦN ĐOÀN


• Kinh nghiệm Tử Vi theo nét tướng giải thích được vì sao có những người cùng ngày, giờ sanh mà có số mạng khác nhau.
(Trần Việt Sơn trình bày)

“Diệc sinh đồng niên, đồng nguyệt, đồng nhật, đồng thì, nhi phú quý thọ yểu bất đồng, khán trường chân, trường giã, nhiên hậu suy tinh đẩu xung chiếu Mệnh cung” (Trần Đoàn)
Nếu sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, cùng giờ, mà phú quý thọ yểu khác nhau, thì hãy xem nét tướng rồi hãy suy ra tinh đẩu xung chiếu cung Mệnh.
Đây cũng là một lối giải thích đặc biệt để giải thích vì sao sanh cùng ngày, giờ mà số khác nhau.


Một bất ngờ
Tôi được biết cụ Giang Hồ Bốc Phệ từ lâu. Viết trên Giai phẩm Khoa Học Huyền Bí, cụ đã sử dụng một biệt hiệu ít người biết đến là vì một lý do riêng nào đó mà chúng tôi không biết, dĩ nhiên chúng tôi tôn trọng lý do đó.
Cụ coi bói, coi tướng và coi Tử Vi. Nhiều lúc, ngồi chơi với Cụ, chúng tôi thấy Cụ coi Tử Vi cho khách hàng mà đồng thời cũng coi tướng. Điều này không có chi lạ vì nhiều ông thầy khác nhau cũng làm như vậy. Chúng tôi chỉ nghĩ rằng cụ Giang Hồ Bốc Phệ xem nét tướng để lấy đó mà phù hợp với các nét trên lá số Tử Vi có giống nhau không (nếu có giống nhau thì mới là đúng số), hoặc để xét coi giờ trên lá số có đúng không?
Trong mục tiêu đi cầu kinh nghiệm của các cụ tướng số, một bữa chúng tôi hỏi:
- Cụ coi Tử Vi là Tử Vi, mà Tướng là Tướng, sao lại coi cả Tử Vi và cả Tướng? Nếu cụ có kinh nghiệm gì về Tử Vi, trong khi coi Tướng để làm phù hợp với Tử Vi, xin cụ cho các bạn đọc của Giai phẩm KHHB được biết.
Cụ trả lời:
Đâu có phải coi tướng để tìm sự phù hợp giữa hai khoa coi số mạng? Đây là coi tướng để đoán Tử Vi cho đúng.
Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên. Lần đầu tiên chúng tôi được nghe lời đó (xin lỗi quý cụ khác cũng có đồng kinh nghiệm, nhưng tại vì chúng tôi chưa thỉnh ý quý cụ nên chưa được biết).

Xem Tử Vi, phải xem nét tướng, mới đúng
Cụ Giang Hồ Bốc Phệ nói:
- Lời nói đó nghĩa là thế này: khi tôi coi lá số, tôi biết những nét chính, nhưng có thể là nét chính không đúng. Thí dụ cung Mệnh của một người có sao Phá Quân, nhưng đã chắc gì sao Phá Quân là của người đó? Phải kiểm tra lại bằng nét tướng, xem Phá Quân có phải là của người đó không?
- Lạ quá, thưa cụ. Phá Quân thủ Mệnh, mà lại không phải là của mình? Hay là tại chính tinh đó hãm? Hay là hành Mệnh của mình khắc chính tinh đó?
- Không phải vậy. Chính tinh có hãm, mình vẫn chịu ảnh hưởng của cái hãm đó. Nhưng Phá Quân lại có thể không phải là của mình. Đây, tôi xin đưa thí dụ.


Một thí dụ đặc biệt
Và cụ Giang Hồ Bốc Phệ đã đưa ra thí dụ đặc biệt: một lá số từng được đăng trên giai phẩm Khoa Học Huyền Bí (như thế, quý vị có thể kiểm tra lại lá số này dễ dàng. Giai phẩm G-1 (KHHB số 42), có hình bìa có Phương Ánh, trang 61, chúng tôi đã ghi về lá số của cụ Kỷ Mùi, ngày 27, tháng 7, giờ Thìn như sau:
“Phá Quân Thìn Tuất không phải bất nhân theo cái nghĩa người ta thường tưởng, nghĩa là xấu xa, gian xảo mà có thể là “khi làm lớn không cần đến người cũ, trèo lên người cũ mà tiến”. Nhưng đúng như cụ Ba La nói, chính tinh mà khắc Mạng, thì không còn chủ về Mạng nữa (cụ Ba La coi như vô chính diệu). Vả lại, cũng còn cần xét hình tướng xem Phá Quân đó có ăn vào Mạng không? Nếu hình tướng đó không đúng với Phá Quân, không kể là Phá Quân thủ Mạng”.
Chúng rôi chỉ ghi sơ sài như vậy, nhưng cụ Giang Hồ Bốc Phệ nói thêm rằng:
“Cụ Kỷ Mùi đó có Phá Quân thủ Mạng ở Thìn Tuất, theo phú đoán thì cụ là người bất nhân, nhưng cụ lại là người rất tốt. Như thế, tức là Phá Quân không phải là sao của cụ, mặc dù sao đó thủ Mạng. Tôi xin khẳng định như vậy” và nói thêm rằng: có khi Phá Quân đó là sao thủ Mạng của đương số (nhưng cũng có khi không phải là sao thủ Mạng của đương số). Muốn biết Phá Quân có phải là sao thủ Mạng của đương số, phải xét tướng đương số, xem có đúng cách Phá Quân không. Và cụ Kỷ Mùi là người lành tốt, cho nên tôi chắc rằng tướng của cụ không phải là tướng Phá Quân thủ Mạng”.
Và cụ Giang Hồ Bốc Phệ bật mí:
- Chính tôi có Phá Quân thủ Mạng, tại Thìn Tuất. Nhưng ông coi, tôi lành hiền sống lương thiện. Ông lại coi hình tướng của tôi: gầy ốm, yếu đuối, không phải gương mặt người có uy, thì đâu phải Phá Quân thủ Mạng của tôi?
- Nhưng thưa cụ, như thế có nghĩa là gì?
- Phá Quân ở Thìn Tuất là bám lấy cái lý là sao Thủy ở cung Thổ, và bị cung Thổ khắc. Nhưng tuy Phá Quân hãm, mà vẫn có ảnh hưởng. Bây giờ, ta lại xem sách cổ của Trần Đoàn, thấy có ghi rõ rang “Duy Phá Quân Thìn Tuất mà người “to lớn”, mắt tròn, tánh thô bạo, tiếng dữ, thì thành đạt mà là đại bất nhân”.
- Như vậy, tôi đã hiểu ý cụ nói. Nghĩa là Trần Đoàn không có bảo rằng người có Phá Quân Thìn Tuất thì to lớn, mắt tròn, thô bạo, v.v… Trần Đoàn bảo rằng các người có Phá Quân Thìn Tuất thì hoặc là to lớn thô bạo, hoặc là không thế. Mà chỉ ai to lớn, thô bạo, mới là bất nhân.
- Đúng như vậy đó. Một chánh tinh thủ Mạng không bắt buộc đem lại cho ta một nét tướng nhất định: nhưng nếu ta có nét tướng ấy, thì ta chịu ảnh hưởng của sao đó. Như tôi người nhỏ, gầy ốm, tánh hiền, thì mặc dù có Phá Quân thủ Mạng, tôi không ăn về Phá Quân, không bất nhân, và cũng không được hiển hách.

Những sao khác
Tôi mới hỏi thêm:
- Như thế, đối với các chính tinh khác cũng vậy?
- Cũng thế.
- Xin thưa với cụ một cách:
Cự Cơ Mão Dậu thâm môi,
Sát Tham Vũ Phá là người có uy.

Nếu theo kinh nghiệm của cụ, thì phải hiểu câu trên như thế nào?
- Trước hết tôi xin nói rằng đây không phải là kinh nghiệm của tôi, mà là điều tôi học được, của sách Trần Đoàn.
“Cự Cơ Mão Dậu thâm môi, là cách của những người nói giỏi” thì phải hiểu rằng những người có Cự, Cơ thủ Mạng ở Mão, Dậu, nếu là thâm môi, thì ăn về bộ chính tinh đó, và cũng là người nói giỏi; còn nếu không phải thâm môi, thì không ăn về hai chính tinh đó, và không phải nói giỏi.
Còn “Sát Tham Vũ Phá là người có uy” thì phải hiểu thế này: Người nào có Sát, Tham, Vũ, Phá, mà người có uy, tức là tướng uy nghi khiến cho người khác phải dễ sợ, thì đó là người hiển đạt về võ cách. Nếu người đó không uy nghi, mà lại có vẻ lành hiền, thì không hiển đạt về võ cách. Tức là có uy nghi mới có hiển.
Cụ Giang Hồ Bốc Phệ lại nói thêm:
- Như thế là xem nét tướng để đoán đúng Tử Vi, chứ không phải là xem tướng để kiểm điểm hay là để tìm xem điều mình đoán có đúng không? Thí dụ như lá số Kỷ Mùi mà các ông nêu ra trong số giai phẩm trước, tức là số Kỷ Mùi, mồng 8 tháng Tư, giờ Thìn, Mệnh có Tham Vũ, chiếu về có Liêm, Phá, Thất Sát, Tử Vi, bình thường thì người ta đoán là phát võ. Nhưng chúng tôi không đương nhiên đoán như thế. Chúng tôi phải xem người trước, nếu thấy là người có uy võ, vẻ mặt sát phạt, mới đoán là phát võ. Nếu không thế, thì phát văn, hoặc là không ăn về bộ Sát, Phá, Liêm, Tham.

Chính Trần Đoàn đã dạy
Chúng tôi còn thắc mắc quan trọng:
- Thưa Cụ, Cụ có nói rằng đó không phải là kinh nghiệm của cụ, mà là lời dạy của Trần Đoàn, ông tổ Tử Vi. Vậy chắc cụ có thể cho độc giả của giai phẩm chúng tôi được biết.
- Có một thí dụ như chúng tôi đã kể về sao Phá Quân. Sách cổ Trần Đoàn có ghi rằng “Phá Quân miếu, vượng thủ Mạng thì đắc cách, đương số hiển đạt, Phá Quân Thìn Tuất là hãm thì không tốt, nhưng người nào mà to lớn, mắt tròn, tánh thô bạo, tiếng nói dữ, thì đó là người đại bất nhân mà hiển đạt”.
- Cụ Trần Đoàn có cho những câu nào đặc biệt để chỉ vẽ trong toàn bộ điều cụ nêu lên?
- Có, đó là câu “Diệc sinh đồng niên, đồng nguyệt, đồng nhật, đồng thì, nhi phú quý thọ yểu bất đồng, khán trường chân, trường giã, nhiên hậu suy tinh đẩu xung chiếu Mệnh cung”. Câu đó nghĩa là: “Nếu sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, cùng giờ, mà phú quý thọ yểu không giống nhau, thì phải xem nét tướng, rồi sau mới suy ra tinh đẩu xung chiếu mệnh cung”.
- Lạ thật chứ. Như vậy thì hai người sanh cùng ngày giờ không đương nhiên có vận mạng giống nhau.
- Đúng vậy, Trần Đoàn có nói vậy.

Sanh cùng ngày giờ, chưa chắc đã cùng số mạng
Và cụ Giang Hồ Bốc Phệ giải thích:
- Sinh cùng ngày giờ, số mạng có thể khác nhau, như người ta thường biết. Nhiều người giải thích rằng đó là vì con người còn có hoàn cảnh, có phúc phận cha mẹ để lại, có hiệp với số người hôn phối, và có sự cố gắng của chính mình nữa, như làm việc phúc đức để hoán cải số mạng, v.v… Đó là những kinh nghiệm đặc biệt của nhiều vị lão thành, chúng tôi không dám nói đến. Về phần chúng tôi thường dựa vào câu nói trên của Trần Đoàn tiên sinh, để luôn luôn xem coi nét tướng là thế nào đã, rồi mới xét xem sao nào thủ Mệnh. Nếu đương số ngay cung Mệnh có cả Tử Vi, và Đà La, thì phải xem tướng xem người trọng hậu thì ăn về Tử Vi, mà mặt thô, da xám, long tóc rậm rạp, răng hô, thì ăn về Đà La. Như thế, hai người tuy cùng sanh một lúc, nhưng một người ăn về Tử Vi, một người ăn về Đà La, thì số mạng hai người phải khác nhau.

Một bằng chứng
- Cụ có thể cho chúng tôi bằng chứng về lời của Trần Đoàn?
- Sách cổ Trần Đoàn, chúng tôi có được đọc tại nhà cụ Đặng Hữu Dự, nguyên là giáo sư và giám thị tại Trung học Chu Văn An. Chúng tôi sẽ xin phép cụ Dự được chụp trang sách của bộ sách cổ đó, để quý vị nhàn lãm.
Chúng tôi xin cáo từ, và hẹn một lần khác lại đến thỉnh thêm ý kiến cụ Giang Hồ Bốc Phệ về kinh nghiệm của cụ, lấy nét tướng để kiểm điểm chính tinh, chứ không phải đọc thấy chính tinh là đoán ngay nét tướng.
 


    GIẢI THÍCH NGUYÊN TẮC ĐẦU TIÊN TRONG THẦN KHÊ ĐỊNH SỐ


    Mỗi tuổi nằm trong một con Giáp phải có một hình tướng thÍch hợp thì mới có số mạng khá được

    Trần Việt Sơn


    Sau khi được đọc bài của cụ Đông Nam á (đăng cùng số này, về mấy câu thơ mở đầu cuốn Thần khê định số) óc tò mò của tôi nổi lên, và tôi cũng phải lo phục vụ bạn đọc cho kỹ hơn. Tôi đã đến gặp cụ Đông Nam á để hỏi cho kỹ hơn về mấy câu đó. Đã đành rằng cụ Đông Nam á đã hứa sẽ nói hết nhưng mà bạn đọc không thÍch chờ lâu, và riêng phần tôi lại nghĩ rằng phải nắm nguyên tắc cho rõ hơn để trình bầy với độc giả trước. Cho nên tôi mới mò đến nhà cụ Đông Nam á tại Hương lộ 14 Phú Thọ để tìm hiểu ngay về nguyên tắc. Bài sau đây kể như trình bầy về kinh nghiệm tử vi của cụ Đông Nam á.

    Sau đây, tôi xin trình bầy về nguyên tắc đó:
    Ba câu:
    Lục Giáp tất tri ngô
    Ngô tri Lục Giáp
    Tượng đồ về đâu?
    Cho ta hiểu ngay rằng có một yếu tố cần xét đến, đó là tuổi của đương số nằm trong con Giáp nào, sẽ tùy theo đó mà nắm được một yếu tố quan trọng để xác định số tốt, số xấu, sau khi xem tượng đồ (đại cương hình thể con người).

    Không có sách Tử vi nào nói đến sự quan trọng của 6 con Giáp, ngoài việc xử dụng 6 con Giáp để an sao Tuần (tùy theo tuổi nằm trong con Giáp nào mà có một vị trÍ để an sao Tuần). Ngoài ra, người ta biết rằng, mỗi tuổi có một Hành (như người Hỏa, người Thủy…) dùng để xem trên lá số chứ không biết sự quan trọng của Hành đó ở trong con Giáp như thế nào.

    Cứ theo Dịch học thì lại khác. Sự kết hợp 10 Thiên can và 12 Địa chi, cho chúng ta 60 năm, và 60 năm là xong một chu kỳ, cứ mỗi chu kỳ 60 năm thì “tấn tuồng thiên diễn” lại diễn lại. Dịch học cũng cho biết sự quan trọng của từng chu kỳ nhỏ 10 năm trong chu kỳ lớn 60 năm, nói cách khác là các chu kỳ của các con Giáp 10 năm cũng đóng phần quan trọng của chúng.

    Con nhà Giáp…

    Trong các sách Tử vi, chúng ta đều biết những con Giáp đó, nhiều sách gọi là con nhà Giáp…Như 10 năm mở đầu bằng Giáp Dần tức là từ Giáp Dần đến Quý Hợi được gọi là thuộc “con nhà Giáp Dần”

    Tại sao lại gọi là “con nhà Giáp Dần”. Điều này hẳn có một ý nghĩa quan trọng. Đó là sanh vào một trong 10 năm đó là thuộc vào gia đình Giáp Dần và có sự hay dở tùy theo vị thế của mình trong gia đình đó.

    Bây giờ xin lấy một thÍ dụ để dẫn giải về nguyên tắc trong Thần khê định số.
    Giáp Dần, mạng Thủy, 61 tuổi
    Ất Mão,mạng Thủy, 60 tuổi
    BÍnh Thìn, mạng Thổ, 59 tuổi
    Đinh Tị, mạng Thổ, 58 tuổi
    Mậu Ngọ, mạng Hỏa, 57 tuổi
    Kỷ Mùi, mạng Hỏa, 56 tuổi
    Canh Thân, mạng Mộc, 55 tuổi
    Tân Dậu, mạng Mộc, 54 tuổi
    Nhâm Tuất, mạng Thủy, 53 tuổi
    Quý Hợi, mạng Thủy, 52 tuổi.

    Đó là 10 năm thuộc “con nhà Giáp Dần”, bắt đầu bằng năm Giáp Dần có các con giáp là
    Giáp Tý
    Giáp Tuất
    Giáp Thân
    Giáp Ngọ
    Giáp Thìn
    Giáp Dần
    (Các sách Tử vi đều có nêu lên 6 họ Giáp đó).

    Bây giờ ta trở về gia đình Giáp Dần. Mở đầu là Giáp Dần thuộc Thủy, vậy các đương số sinh trong gia đình Giáp Dần, đó phải chịu ảnh hưởng của hành Thủy và tùy hành mạng của mình so với hành Thủy đó mà xét, lại phải nhìn qua tượng đồ để biết rằng là thắng hay bại.

    ThÍ dụ về tuổi Quý Hợi

    Tuổi Quý Hợi, Mạng Thủy (Đại hải Thủy), là con nhà Giáp Dần thuộc Thủy. Người Quý Hợi, mạng Thủy, ở trong nhà Thủy, có thể cho là hợp, tức là Thủy được Thủy nuôi, tức là khá thêm.

    Tuy nhiên, như ta vẫn biết trong thuyết sinh khắc Ngũ hành và về phần các hành đồng nhau. Thủy gặp Thủy có thể tốt là vì hai Thủy nhỏ thành sông lớn; nhưng cũng có thể Thủy gặp Thủy là bị tai hại, bởi vì Thủy lớn có thể đánh bạt con đê (Lưỡng Thủy Thủy Kiệt).

    Vậy phải xét xem tuổi Quý Hợi mạng Thủy, ở là con nhà Giáp Dần thuộc Thủy, thì hai Thủy đó tốt hay xấu.
    Muốn biết là tốt hay xấu, cần phải xem “tượng đồ về đâu”, sau khi “ngô tri Lục giáp”

    1)Nếu tuổi Quý Hợi là người trông mập mạp (thân hình trông mập mạp, vững vàng) thì như thế là được Thủy nuôi dưỡng Thủy thêm, hai sông nhỏ thành sông lớn, đời sống tốt đẹp, hanh thông.

    2)Nếu tuổi Quý Hợi là người gầy ốm, thì đó là gặp thế “Lưỡng Thủy, Thủy Kiệt”, hai cái Thủy gây tai hại, vận mạng người này kém cỏi, bớt đi so với số mạng trên lá số.

    ThÍ dụ về tuổi Kỷ Mùi trong con giáp Giáp Dần

    Tuổi Kỷ Mùi (hay Mậu Ngọ) thuộc Hỏa (thiên Thượng Hỏa) ở trong con Giáp Giáp Dần thuộc Thủy, tức là bị Thủy khắc Hỏa. Mạng mình ở trong một nhà có Hành khắc lại mình, thì mình phải bị kém. Tuy nhiên, đó chỉ là cái lý trên nguyên tắc, còn phải xem hình tượng (tượng đồ về đâu) mới xác định được.

    Đó là vì Thủy gặp Hỏa, Thủy có thể khắc được Hỏa trong trường hợp đổ nước làm tắt lửa – nhưng cũng có thể Thủy đổ vào Hỏa mà Hỏa càng phừng lên to, đó là trường hợp có đám cháy lớn mà chỉ có Ít nước, không dập tắt được mà Thủy còn bị phân tÍch thành dưỡng khÍ và khinh khÍ, cả hai thứ này cùng bốc cháy to.

    Nhưng làm sao để biết được người Kỷ Mùi đó có mạng Hỏa bị Thủy của nhà Giáp Dần dập tắt đi, hay là được nuôi dưỡng, hoặc là thắng lại Thủy. Muốn biết phải xem hình tượng.

    Nếu người Kỷ Mùi đó mà hồng hào, sắc sáng (tất nhiên là Hỏa vượng) thì đó là mạng Hỏa của người đó thắng được nhà Thủy. Vận mạng người đó khá được.

    Nếu người Kỷ Mùi đó mà có sắc đen (mầu da xậm đen) thì đó là mạng Hỏa của người đó bị nhà Thủy vùi dập, không khá lên được (hoặc là những cái đẹp trên lá số bị giảm đi).

    Những bài sau

    Những bài sau phải luận rộng vì 6 nhà Giáp, và các tuổi nằm trong đó, mỗi giáp 10 tuổi (nhưng 10 tuổi mà chỉ thu vào 5 hành hay 4 hành)

    Chúng tôi sẽ xin cố gắng để trình bầy nguyên tắc này, được coi là một bÍ quyết Tử vi do cụ Bảng Lê Quý Đôn ghi lại được truyền vào tay cụ bói Lợn, và nay cụ Đông Nam á phổ biến ra với một tâm hồn rộng rãi để khoa Tử vi khỏi bị thất truyền.

    ĐỂ ĐỠ LÚNG TÚNG KHI NGHIÊN CỨU MỘT LÁ SỐ TỬ-VI



    *LÚNG TÚNG VÌ QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ “CÁCH ÁP DỤNG” TỬ VI
    * VÔ TÌNH TẠO THÊM SỰ RẮC RỐI VÌ KHÔNG CHÚ Ý ĐẾN CÁC VÒNG SAO.
    * GÓP Ý KIẾN VỚI ÔNG CAO TRUNG VỀ VÒNG TRÀNG SINH.
    * LÚNG TÚNG VÌ GẶP SAO LẠ, ÍT LỜI GIẢI THÍCH, NHƯ MỆNH CHỦ, THÂN CHỦ, THIÊN TRÙ, LƯU NIÊN VĂN TINH….

    • Bài của ÂN QUANG 

    1- Lúng túng vì quan niệm sai lầm về “cách áp dụng” Tử-vi

    Mệnh cư Ngọ, Phá Quân nhập miếu thủ Mệnh, Người tuổi Tân Mùi Âm Nam, thì Mệnh lại có Song Hao, Song Hỷ, Khôi Việt.

    Dở sách Tử vi ra để đoán tướng người thì thấy:
    - Phá Quân nhập miếu: Thân hình đẫy đà, lưng dày, mi thưa v..v….
    - Song Hao hãm: thân hình nhỏ nhắn, bộ máy tiêu hóa không được lành mạnh v.v…

    Vậy thì thế nào? Đẫy đà hay nhỏ nhắn? Bộ phận nào gia tăng, cơ quan nào giảm thiểu? Lấy cái đẫy đà cộng với nhỏ nhắn, chia hai ra trung bình hay sao?

    Lại còn trường hợp Mệnh cư Tý, Thiên Đồng Thái Âm thủ Mệnh. Người tuổi Nhâm Tuất, Dương Nam, thì Mệnh lại có Kình Dương hãm địa.

    Dở sách Tử-Vi ra để đoán tướng người này thì lại thấy:
    - “Đồng Âm cư Tý, dung nhan mỹ ái”, nào là my thanh mục tú, nào là da trắng má nhuận v..v..
    - Kình Dương hãm thì hình mạo phá tướng, dáng dấp lệch lạc,… nào là thân hình cao và thô, da xám, mặt choắt v.v….

    Vậy thì thế nào? Thanh tú hay là lệch lạc? Da trắng hay da xám. Lấy cái đẹp và cái xấu cộng lại, chia hai, ra cái trung bình?

    Một giáo sư Trung học Đệ Nhị Cấp, ở Nha Trang, nghiên cứu Tử-Vi vài năm năy, tìm tôi để hỏi về trường hợp hai lá số có các cách như trên. Có người luận là Tuổi Tân Mùi, mạng Thổ không ăn nhiều vào sao Phá Quân (thuộc Thủy) và tuổi Nhâm Tuất thuộc Thủy ăn vào sao Đồng-Âm nhiều hơn. Nhưng vị giáo sư ấy thấy rằng cũng không đúng lắm.

    Vì một vài lý so riêng không tiện ghi rõ ngày giờ sinh, tôi xin chỉ ghi nét tiêu biểu để viết bài này giúp quí bạn mới nghiên cứu đỡ lúng túng khi áp dụng sách Tử-Vi.

    Nếu không quan niệm rõ về công dụng của Tử-Vi, nếu chỉ dở sách Tử-Vi ra để áp dụng các “công thức” đoán tướng người một cách máy móc thì quí bạn sẽ hoang mang quay cuồng trước những độ số gia tăng, độ số giảm thiểu,sẽ có ngày hình dung được một quái thai hay một ác quỷ Dracula!

    Có Đồng Âm thì “dung nhan mỹ ái”.
    Có Tuế Kình thì ‘răng vẩu răng hô”.
    Có Nhật Nguyệt gặp Kình Đà thì “mắt to mắt nhỏ” (Thái Âm cư Tý gặp Kình, Thái Dương cư Dần gặp Đà chiếu).
    Có Hỏa Linh thì “nhăn nhó”
    Có Đồng Âm “da trắng” lại có Kiếp Không, “da đen” v.v…

    Tử Vi không phải là cái máy hay là cái khuôn đúc. Tạo hóa lại không có sự kỳ thị chủng tộc.
    Một người da vàng, mắt đen, mũi thấp, dòng dõi nhỏ thó…. Một người da trắng, tóc hoe, mắt xanh, mũi cao, thuộc giống dân cao lớn…. và một người da đen, tóc xoăn, môi dầy…vẫn bình đẳng trước Tạo hóa, vẫn được quyền ra đời vào cùng một ngày giờ giống nhau, gặp hoàn cảnh vẫn có thể ra đời tại cùng một quốc gia.

    Đem ngày giờ sinh ấy mà bịt mắt thầy Tử Vi nhờ đoán tướng người thì quả là làm một trò khôi hài chua chát!

    Nhìn vào cung Thê (trong lá số người chồng) để đoán tướng người vợ, may mà găp trường hợp có nhiều truyền tinh, đoán đúng tướng dạng người vợ thì thật là “Phúc chủ Lộc Thầy” vui vẻ cả làng. Lỡ gặp người vợ không có lá số truyền tình, thì rất dễ gặp sự sai lầm ngớ ngẩn.

    Tử Vi là Lý Học Tương Quan. Đặt sang một bên những trường hợp quá sai biệt vì lý do chủng tộc thông thường thì dùng Tử Vi để đoán tướng người là đoán tương đối:
    - Cơ Nguyệt Đồng Lương thì dáng dấp có phần (xin lưu ý là có phần) hiền hậu, ôn hòa v..v…
    - Tử Phủ Vũ Tướng thì có phần bệ vệ v..v…
    Kiếp Không thì đen tái, mà đắc địa thì đen bóng…

    Các sao khác cũng chỉ là luận tương đối mà thôi. Đó chỉ mới là làm một phần công việc chủ quan, phóng cái nhìn từ lá số trở ra. Gặp nhiều trường hợp đúng thì liền vội vã tin tưởng cực đoan, cho rằng Tử Vi là cái máy, cái khuôn đúc, không xét đến công dụng, giá trị thực của Tử Vi.
    Tử Vi và Lý Học Tương Quan.

    Sau khi làm một phần công việc chủ quan, tương đối, phải nhận định thêm một cách khách quan.
    Đó là:
    “Phải xét hình tướng, rồi sẽ tìm sao trong cung Mệnh, xem nó liên hệ cùng sao nào mà ấn định” ( KHHB K1, trang 26 bài của cụ Đông Nam Á)

    Xưa nay có rất nhiều người trùng ngày giờ sinh. Có hằng tá người tướng dạng, cuộc đời, vận hạn khác nhau. Dù tính theo Diễn Cẩm Tam Thế, dù áp dụng Khoa Bát Tự, dù tính theo Tử Vi, tăng số sao từ 108 vị lên đến 216 vị, thì quanh quẩn vẫn chỉ dựa vào mấy yếu tố hạn chế là: Nam, Nữ, Năm Tháng Ngày Giờ sinh, và chỉ lập được đến mức tối đa là trên năm trăm ngàn lá số như tôi đã từng chứng minh.

    Tử Vi quyết không phải là cái máy. Mỗi lá số Tử Vi không phải là nhãn hiệu độc quyền của một người. Phương pháp Tử Vi không phải là chỉ luận chủ quan một chiều đi thẳng một đường từ cái Chủ Để là lá số, mà luôn luôn phải luận kèm với các yếu tố tương quan, để đạt đến đáp số là Tổng hợp đề.

    Nhìn vào lá số để luận tương đối về tướng dạng. Và cũng phải xét hình tướng, rồi sẽ tìm (các vị) sao trong cung Mệnh xem nó ( đương số ) liên hệ cùng sao nào mà ấn định.

    Việc làm này rất cần thiết vì khi luận về vận hạn, luôn luôn phải xét xem các bộ sao ở Mệnh Viên và ở cung Đại Hạn kết hợp với nhau ra sao thành những bộ cát hung nào.

    Thầy Tử Vi kén rể, gặp anh chàng có ngày giờ sinh giống như Triệu Khuông Dẫn (vua Thái Tổ nhà Tống) thế mà rồi anh chàng ấy cũng chẳng ra quái gì. Chỉ vì tướng của hắn ta “ăn” vào sao Kình Dương hãm. Câu chuyện này cụ Đông Nam Á đã kể trong tuần báo Số Mạng. Tôi tiếc là không nhớ rõ chi tiết câu chuyện và báo số mấy.

    Nếu có người cho rằng Cụ viết như vậy để đề cao ngành Tướng Số của Cụ, nếu chỉ vì Cụ viết nhiều về Tướng Số, viết ít về Tử-Vi, mà rồi những tài liệu đứng đắn của Cụ về “Cách Áp Dụng” Tử-Vi, chưa lôi cuốn được nhiều sự chú ý, thì đó quả là một điều đáng tiếc lớn lao.

    Tôi không viết để quảng cáo cho Cụ Đông-Nam-Á. Từ lúc viết bài trong tuần báo S.M. Cho đến khi viết bài trong Giai Phẩm KHHB, tôi luôn luôn bận rộn với công việc ở Nha Trang, chưa có dịp về Sài gòn trao đổi ý kiến với Cụ. Tôi chỉ muốn góp nhặt tài liệu để làm sáng tỏ rằng Tử-Vi không phải là cái khuôn đúc, mà là Lý-Học Tương –Quan.

    Vai trò của mỗi lá số Tử Vi không phải là một cái phù hiệu độc quyền, gắn chặt vào trái tim, vào bộ sương sống, hoặc là đứng ngay trong lòng một người nào. Vai trò của lá số Tử-Vi là một phép tính xác xuất, một bài toán Tương-Quan đứng bên ngoài, đứng khoảng giữa con người và vũ trụ vạn vật xung quanh. Luận về nghề nghiệp sinh hoạt, sự nghiệp… thì cũng phải xét đến các tương quan xã hội, có khi cũng cần xét đến tương quan gia tộc (cùng là lá số về thủ công nghệ con ông thợ may, con ông thợ thêu có thể tiếp tục nghề thêu…)

    Có một vị xem Tử Vi chủ trương rằng mỗi lá số Tử Vi là một cái máy, một cái khuôn đúc, đóng khung chặt chẽ từng tiểu tiết nghề nghiệp. Trớ trêu thay, chính cuộc đời vị ấy đã trải qua không biết bao nhiêu nghề, có khi cùng một lúc làm hai nghề khác nhau, nghề phụ lại có lộc nhiều hơn nghề chính thức ghi trên giấy tờ.

    Tôi có trình bày chi tiết hơn trong bài “Tử Vi đúng được bao nhiêu phần trăm”. Bài ấy có hơi dài, đăng trong giai phẩm KHHB thì bất tiện, vì vậy tôi đã gửi về để đăng trong Lịch Sách Tử Vi- Văn Nghệ Tiền Phong 1974 Giáp Dần.

    Ở đây tôi chỉ xin tóm lược để quý bạn mới nhập môn Tử vi lưu ý không nên coi thường việc tìm hiểu giá trị thực và những “Cách Áp Dụng” đứng đắn của Khoa Tử vi, trước khi bắt tay vào việc nghiên cứu chi tiết. Nếu không bỏ ra chút ít thì giờ suy ngẫm về giá trị thực, về công dụng cũng như những “Cách Áp Dụng” đứng đắn của khoa Tư ci, nếu cứ hiểu lầm rằng Tử vi là cái máy, là cái khuôn đúc hoặc chỉ theo ý thích riêng, theo tin tưởng cực đoan, hoặc vội vã theo trào lưu, hấp tấp đi vào chi tiết thì sẽ vấp phải nhiều mâu thuẫn, nhiều lúng túng khi nghiên cứu một lá số.

    2- Vô tình tạo thêm sự rắc rối vì không chú ý đến các vòng Sao

    Trước một lá số chằng chịt những trên một trăm vị Sao, người mới nhập môn không khỏi thấy hoa mắt.

    Để có một cái nhìn bình tĩnh mạch lạc trước khu rừng trên một trăm vị Sao, người nghiên cứu cần ghi nhận đặc tính của ba vòng “Sao”. Vòng Lộc Tồn- Vòng Tràng Sinh – Vòng Thái Tuế.
    Mỗi vòng có 12 ngôi luân lưu theo một thứ tự không thay dổi. Do đó một ngôi chính, luôn luôn có một ngôi đối xứng và hai ngôi tam hợp không thay đổi.

    Nhìn vào cung chính, thấy Lộc Tồn, nếu đã nhớ quen thứ tự vòng “ Sao” thì biết ngay là có Tướng Quân và Bệnh phù hợp chiếu, có Phi Liêm đối chiếu. Đó là một trật tự tất nhiên, không bao giờ thay đổi. Nếu luận rằng: “có Lộc Tồn lại được Tướng Quân hợp chiếu…” thì đó chỉ là luận thừa, tự mình rối mắt nhìn quanh, chẳng khác nào người chóng mặt nhìn thấy hai ba cái bóng của chính mình. Nếu luận rằng đã có “Lộc Tồn lại có Phi Liêm Bệnh Phù xung và hợp chiếu” thì chẳng khác nào luận rằng “ Đã có cái đầu lại có hai cái tay…” Lộc Tồn bao giờ chẳng có Phi Liêm Bệnh Phù chiếu? Nếu luận là đã có Lộc Tồn thì có Lộc, gặp Phi Liêm chiếu thì coi chừng khẩu thiệt, gặp Bệnh Phù thì coi chừng đau ốm, mà ngẫu nhiên có đúng thì cũng chỉ là chuyện gặp may, chứ chẳng phải là một cái nhìn mạch lạc, chẳng có giá trị Lý Học, Khoa Học nào trong đó cả.

    Trong những trường hợp có thêm trợ tinh khác thì mới lưu ý thêm đến cung Tam hợp. Thí dụ : cung chính có Thiên Tướng, Lộc Tồn. Lộc Tồn đương nhiên có Tướng Quân chiếu. Nhưng ở đây Tướng Quân đã gặp Thiên Tướng để thành bộ lưỡng tướng, lúc ấy mới nên xét thêm đến ngôi Tướng Quân. Chẳng khác nào “ Đã có cái đầu, lại có hai tay” nhưng trong trường hợp sau này thì cái tay được võ trang, trang bị thêm, đây mới là trường hợp đáng cứu xét.

    Cũng như cung chính đã có Phi Liêm, thì đương nhiên đối cung phải là Lộc Tồn, tam hợp phải là Thanh Long, Phục binh.

    Nếu luận rằng đã có Phi Liêm lại gặp Phục Binh, thì chỉ là do cái nhìn rối mắt mà ra. Bao giờ nó chẳng gặp nhau. Nếu Phục Binh có gặp Đẩu quân thành bộ Phục Đẩu thì mới đáng để ý, còn không thì thôi.

    Nhìn vào cung chính thấy có Phi Liêm thì coi chừng khẩu thiệt. Lại nói “may được Lộc Tồn cứu giải” thì là luận thừa. Phi Liêm bao giờ chẳng có Lộc Tồn đối chiếu. Nếu có gặp Hóa Lộc thành bộ Song Lộc thì mới đáng kể. (Song Lộc cũng cứu giải).

    Khi có nhận định, ghi nhớ, thứ tự của 12 ngôi trong mỗi vòng thì mới tránh được trường hợp vì hoa mắt mà “thả mồi, bắt bóng”.

    Thấy có Bệnh phù ở cung chính thì nhớ mang máng là chủ đau ốm, bệnh hoạn, v..v.. không xét đến “Ý nghĩa” Lý Học của ngôi Bệnh Phù trong vòng Lộc Tồn, hoặc là không ưa nghe cái tên Bệnh Phù mơ hồ xấu xí, hoặc là lại dối lòng, cho rằng đó là “ Sao Nhỏ” bỏ đi, gắn cái nhìn của mình vào Thanh Long ở đối cung chiếu vì cái tên Thanh Long nghe hấp dẫn hơn, dễ hiểu hơn.
    Vòng Thái Tuế cũng vậy, cũng có những thứ tự cố định của các ngôi. Người nghiên cứu cần thuộc lòng thứ tự các ngôi của ba vòng Lộc Tồn- Tràng Sinh-Thái Tuế, để đỡ hoa mắt luận thừa, mệt trí mà không đem lại cái nhìn sáng suốt hơn. Thí dụ như thấy có Thái Tuế ở cung chính, liếc mắt thấy Tuế Phá ở đối cung liền giật mình, bảo là có Lưỡng Tuế thì hại lắm. Lại hoảng hốt thêm khi thấy có Quan Phủ, Bạch Hổ hợp chiếu. Đó chỉ là do rối mắt, hoa mắt mà ra. Thái Tuế bao giờ chẳng có Tuế Phá, Quan Phù, Bạch Hổ xung hợp chiếu. Đó là trật tự tất nhiên của 12 ngôi trong vòng Thái Tuế. Trừ phi ngôi Quan Phù hoặc Bạch Hổ có gặp thêm sao khác, hợp thành bộ khác ( như Diêu Hổ chẳng hạn) lúc ấy mới cần xét thêm sau….

    Vòng Tràng Sinh cũng vậy. Cứ tìm hiểu ý nghĩa của ngôi Tràng Sinh tại Mệnh viên là đủ. Nói rằng Mệnh có Sinh Vượng chỉ là một cách phát biểu thiên lệch, đề cao cái tốt theo thiện cảm của mình, làm cho ý nghĩ bị lệch lạc. Thích người ta thì nói rằng “Mệnh có Sinh Vượng” Không thích người ta, thì sẽ nói rằng Mệnh có “ Sinh Bệnh” hay sao? Đến khi ghét người ta thì sẽ nói là Mệnh có “ Sinh Mộ”, rồi đến khi trù ẻo người ta, thì sẽ nói là Mệnh có “Sinh Mộ” và bị Tuyệt nhị hợp hay sao? Vì không nhớ rõ 12 ngôi trật tự trong một vòng, cho nên dễ bị hoa mắt, đến khi có ác cảm với một lá số thì lại nói là “Mệnh đã có Mộc Dục lại còn bị sao Tử Tuyệt chiếu”!.
    Ghi nhớ trật tự tất nhiên của 12 ngôi trong mỗi vòng, người nghiên cứu sẽ đỡ hoa mắt, đỡ luận thừa

    3- Góp ý kiến với ông Cao Trung về vòng Tràng Sinh

    Kể đến giai phẩm KHHB – EI, thì loạt bài của ông Cao Trung và quan niệm của tôi về vòng Tràng Sinh không có gì trái ngược nhau, tuy nhiên, tôi cũng xin được góp thêm một vài điều nhận xét.

    Cùng một Ông Tổ là Dịch lý mà cái học về Tử Vi và Bốc Dịch là cái học về Phần Động, về phần Tương Quan, còn cái học về Địa Lý là cái học về phần Tĩnh. Các thế đất đã cố định, không di động, không thể đem khu đất ở Sài gòn để ráp với khu đất ở Huế. Trong khi đó hai người cùng ngày giờ sinh vẫn có những người hôn phối khác tuổi nhau. Luận về một Quẻ Dịch cũng phải xét đến các yếu tố Tương Quan.

    Tuy cùng một Ông Tổ là Dịch lý nhưng Tử Vi và Địa Lý đã đi vào hai “chi” khác nhau và phải có một số nguyên tắc khác nhau. Cũng như từ một thân mình mọc ra, mà chân thì để đi đứng, còn tay thì để làm việc. Tuy rằng chân và tay có một số trường hợp giúp ích cho nhau, nhưng nguyên tắc hoạt động của chân và của tay phải khác nhau.

    Không thể đem Vòng Tràng Sinh của Địa Lý để gán ghép cho Tử Vi.
    Trong cái học về Tĩnh, lấy Mộ hướng làm chuẩn để dịch các hướng khác, thì trong cái học về Động, về Tương Quan, lại lấy Sinh làm gốc để khởi các hướng khác.

    Vì vậy trong Quẻ Dịch, dù Dụng Thần là Hào Âm hay Hào Dương cũng vẫn tính Tràng Sinh ở Dần, Thân, Tỵ, Hợi.

    Tử Vi và Bốc Dịch đã có liên hệ khăng khít như tay phải và tay trái.
    Học giả Huỳnh Kim đã để lại một bài phú bồi đắp quan trọng cho Khoa Tử Vi.
    Những câu:
    - Khốc Hư Tý Ngọc, tiền bần hậu phú.
    - Mã ngộ Tràng Sinh, thanh vân đắc lộ.
    - Lương phùng Hao Sát tại Tỵ cung đao nghiệp hình thương v..v..v

    Và còn rất nhiều câu khác, đặt thành vần, thành vế đối, đều là của Huỳnh Kim. Tiếc rằng, các nhà soạn sách Tử Vi sau này đã tách rời các câu trong bài phú ấy, để đặt thành hệ thống có vẻ Khoa Học Tây Phương, hoặc là vì thành kiến, đã dẹp cái tên Huỳnh Kinh đi, để suy tôn Trần Đoàn lên ngôi độc đáo mà vô tình các nhà nghiên cứu sau này, không mấy ai nhận ra được câu nào là của Trần Đoàn, câu phú nào là của Huỳnh Kim. Có khi đọc xong một câu phú Huỳnh Kim lại rung đùi ca tụng … Trần Đoàn! Chính vì thế mà trước những tài liệu Tử Vi bằng chữ Hán (hoặc chữ Nho viết tay) dù là từ Đài Loan, từ Hồng Kông, tại Việt nam, hay dù được giới thiệu rằng đó đó là tài liệu chân truyền, bí truyền từ nhiều đời trước tôi vẫn thận trọng tra cứu, so sánh và thấy có xen lẫn lắm cái “ngớ ngẩn” như tôi đã trình bày trong KHHB E1.

    Một bài phú quan trọng cho Quẻ Dịch, và một bài phú bồi đắp lớn lao cho Tử Vi, đều cùng do một học giải để lại, thì chúng ta có thể tin rằng hai khoa này phải có liên hệ mật thiết về Lý Thuyết, không có cái gì mâu thuẫn giữa hai khoa này.

    Tử Vi và Bốc Dịch đều cùng có lý thuyết “ Tuyệt xứ phùng sinh” mà dù là cách áp dụng có hơi khác nhau. Tôi đã theo lời dẫn của các cụ, đem câu “ Sinh Vượng ..không rõ Mộ Tuyệt- Mộ Tuyệt … (chở) Sinh Vượng phá một tắc khai v.v…

    “Áp dụng” vào Tử Vi thì thấy cũng đúng. Có lẽ vì người xưa phần nhiều học truyền khẩu, đinh ninh rằng người đi sau đều hiểu được quan điểm của người đi trước, cho nên đã không đặt thành vấn đề ghi chép tỷ mỉ vào trong sách vở Tử Vi.

    Vòng Tràng Sinh trong Tử Vi là vòng Cục, vòng Nhập Cuộc, vòng Nhân Sự. Vòng này không phải là các “Sao Nhỏ” mà nên chiêm nghiệm toàn vòng, mỗi ngôi là một phương diện, một hướng của cái “vòng” Nhất Thế ấy”. Vòng này quan trọng đến nỗi, trong tất cả các lá số xưa mà tôi sưu tầm được (tôi lại vừa may mắn gặp được thêm một lá số lập thành cách đây 67 năm) cổ nhân đều viết riêng bằng chữ to, chứ không viết lẫn lộn với các sao khác.

    Muốn chiêm nghiệm về các Ngôi trong vòng Cuộc, thì chiêm nghiệm theo cái “ý Nghĩa” của toàn vòng, chứ không nên tách rời thành từng “Ông Sao Nhỏ” như thấy sao Thai ngộ Đào Hoa, sao Mộc Dục gặp Hoa Cái, sao Dưỡng v.v… trong một số trường hợp ngẫu nhiên … rồi hoang mang không nhận định được ý nghĩa của vòng Cuộc.

    Mệnh dù là danh nhân, lá số dù đứng vào thượng cách, mà lại ở vào phương Tuyệt của vòng cuộc (không nên tách ra coi riêng một ông Sao Tuyệt) thì về phương diện Nhân Sự, khi lao mình nhập cuộc sẽ có lắm điều trái lòng, thất vọng, thêm hung tinh trợ lực nữa thì có khi là tuyệt vọng, (ở trong phạm vi của danh nhân, của thượng cách).

    Tuyệt đài sinh (chờ sinh). Chờ đến đại hạn ở Sinh hướng (Tràng Sinh) thì phần nhập cuộc có triển vọng thỏai mái hơn. Tôi xin nói là có triển vọng, vì vòng cuộc mới chỉ là một trong ba nhóm sao, biểu tượng của Thiên – Nhân – Địa và cũng còn thêm ảnh hưởng trợ lực của các “Sao tổng quát khác (không có sao nào là “Sao Nhỏ’ cả). Nếu nó nhỏ và ảnh hưởng không đáng kể thì cổ nhân đã mất công tìm tòi khám phá làm gì?

    Trong Địa Lý thì căn cứ vào “Thủy Tả đảo Hữu, hoặc Thủy Hữu đảo Tả” mà định Âm, Dương cho cuộc đất. Đây là phần Tĩnh, lấy Mộ hướng làm chuẩn.

    Trong Tư Vi và Bốc Dịch thì vòng Cục đã có một ý nghĩa khác, để xem về Tương Quan, về phần Động, về Nhân sự, Nhập Cuộc v..v…

    Tuy cùng một ông Tổ là Dịch Lý nhưng Tử Vi và Địa Lý đã đi vào hai “chi” khác nhau. Ở gốc thì là một, nhưng ở ngọn thì là hai. Không thể vì quá thích thú, say mê Địa Lý mà đem cái Âm Cục, Dương Cục của Đại Lý vào trong Tử - Vi. Vả lại, khoa Địa Lý không phải là một khoa duy nhất đã phát sinh ra vòng Tràng Sinh “cho” Lý Học Đông Phương.

    Như trên đã trình bày, cùng một học giả Huỳnh Kim đã xây dựng quan trọng cho Quẻ Dịch, đã bồi đắp lớn lao cho Tử Vi thì quan niệm về vòng Tràng Sinh của Tử - Vi và của Bốc Dịch phải gần nhau mật thiết hơn.

    Vòng Tràng sinh trong Tử vi cũng rất quan trọng và người xưa đã viết riêng, viết bằng chữ to, chứ không để lẫn lộn với các sao khác. Muốn chiêm nghiệm vòng này thì nên chiêm nghiệm theo cái “Ý nghĩa” của toàn vòng, chứ không phải cắt ra từng “Ông Sao” nhỏ như Tử, Tuyệt, Mộc Dục, Thai v…v… Cái việc Thai ngộ Đào Hoa, Mộc phùng Hoa Cái v,v… chỉ là sự kết hợp phụ của vòng Cục với một vài sao khác. Đó không phải là ảnh hưởng chính yếu của vòng Cục, một trong ba vòng quan trọng của Tử vi.

    Tôi xin mạo muội góp thêm một vài nhận xét với ông Cao Trung về vòng Tràng Sinh.

    Bài này đã khá dài, tôi xin hẹn lại kỳ tới, sẽ bàn về Mệnh Chủ, Thân Chủ, Thiên Trù, Lưu Niên Văn Tinh.